Ván bài vùng Vịnh của Iran đă định h́nh
Đáp lại lệnh cấm vận dầu của EU bằng việc phô diễn sức mạnh quân sự, nhắc lại đe dọa đóng cửa Eo Hormuz, Iran đang đánh tín hiệu cho phương Tây rằng họ sẽ không cam chịu làm một nạn nhân thụ động của cuộc chiến kinh tế.
Tuần qua các quan chức Iran đă đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với việc Mỹ tăng cường lực lượng ở Vịnh Ba Tư bằng một cuộc diễn tập bắn tên lửa ba ngày. Tổng tư lệnh lực lượng không quân Quân đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, nói rằng tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đang nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran.
Cuộc tập trận Nhà tiên tri vĩ đại số 7 kết thúc một ngày sau khi “cuộc họp kỹ thuật” giữa Iran và “5+1” kết thúc như dự kiến mà không đem lại một kết quả có ư nghĩa nào.
Các tàu chiến của Iran trong một cuộc tập trận ở eo biển Hormuz. Ảnh: AFP
Mỹ đă cử hai chuyên gia hàng đầu về vấn đề phổ biến vũ khí là Gary Samore và Robert Einhorn, đến cuộc họp nói trên và tỏ ra cam kết với kênh goại giao này. Tuy nhiên người Iran lại không tin rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây nghiêm túc muốn đạt được một thỏa hiệp. Đặc phái viên của Iran tại Tổ chức năng tử lượng quốc tế (IAEA), Ali Asghar Soltanieh, đă nhận xét rằng: "một số nước không nghiêm túc trong thương lượng”.
Thậm chí tại nước Mỹ, đang ngày càng nhiều lời phê phán cách tiếp cận của phương Tây đối với Iran, với các nhà b́nh luận tŕ trích chính phủ các nước phương Tây đă không dành cho Iran một phần thưởng hữu h́nh nào để đổi lấy những nhượng bộ mà Tehran đang sẵn sàng đưa ra về vấn đề làm giầu uranium của họ.
Nhà lư thuyết quan hệ quốc tế Kenneth Waltz cũng đă công khai bảo vệ quyền chính đáng của Iran trong việc phát triển một kho vũ khí hạt nhân để cân bằng với việc Israel độc quyền hạt nhân gây mất ổn định ở khu vực.
Độ tin cậy của phương pháp cưỡng chế của phương Tây với Iran đă bị suy yếu và việc tuyên truyền của Mỹ hoặc Israel cũng không thể che giấu sự thật này. Dưới ánh sáng của t́nh h́nh ở Vùng Vịnh ngày một nóng hơn, phương Tây sẽ càng thấy khó che đậy chiến lược chống Iran cứng nhắc và thiếu linh hoạt của ḿnh.
Cuộc đấu trên Eo Hormuz
Lo ngại đối với điều luật sắp tới của quốc hội (Majlis) Iran kêu gọi đóng cửa Eo Hormuz, ít nhất là đối với các tầu chở dầu trên đường tới các nước chấp nhận lệnh trừng phạt của Mỹ, Hải quân Mỹ đă tăng cường sự hiện diện của ḿnh ở Vịnh Ba Tư.
Mỹ đă tăng gấp đôi số tầu quét ḿn tại vùng biển khu vực lên tám chiếc trong mấy tuần gần đây, cùng một số phi đội máy bay tiêm kích F-22 và F-15 được triển khai đến các khu vực gần các căn cứ quân sự của Mỹ. Những lực lượng này được giao nhiệm vụ giữ cho Eo Hormuz mở trong trường hợp Iran t́m cách đóng nó lại hoặc can thiệp vào việc chuyên chở dầu qua Eo biển.
Tàu sân bay và trực thăng Mỹ trên eo biển Hormuz. Ảnh: AFP
Luật về đóng cửa Eo Hormuz, do Ủy ban an ninh quốc gia và đối ngoại của quốc hội soạn thảo, đă được 100 đại biểu kư (trong tổng số 290) và đang được chuẩn bị đem ra bỏ phiếu trước quốc hội. Nếu được thông qua như dự kiến, điều luật này sẽ thúc đẩy các tư lệnh quân đội Iran phải mạnh dạn hơn trong việc lựa chọn "sức mạnh cứng" để đáp lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Một giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran dường như là hiện thực hơn bao giờ hết, báo trước một khả năng mong manh tác động đến giá dầu và sức khỏe của nền kinh tế thế giới
Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đánh cược rằng Iran sẽ không có hành vi gây rối trong Vùng Vịnh, đơn giản chỉ là do họ không cân sức trong bất kỳ xung đột nào. Tuy nhiên, cách suy luận này dựa trên một giả định sai lầm rằng Iran sẽ bị tê liệt v́ các biện pháp trừng phạt và không thể đánh lại. Điều này chỉ chính xác với Iraq dưới thời cựu tổng thống Saddam Hussein trong một thập kỷ rưỡi trước khi Iraq - bị suy yếu đáng kể do các biện pháp trừng phạt – trở thành mục tiêu của một cuộc xâm lược.
Một số vị "diều hâu" ở Iran nói rằng Mỹ và các đồng minh đă chính thức tuyên bố "chiến tranh kinh tế" chống Iran và do đó Tehran cần có phản ứng cứng rắn. Điều này có thể xảy ra dưới các h́nh thức như nhằm vào các lợi ích của phương Tây trong khu vực, phá hoại ổn định ở Vùng Vịnh, hoặc ủng hộ các lực lượng chống NATO ở Afghanistan.
Tehran có thể quyết định nhắm vào các tàu chở dầu nước ngoài trong một chiến lược tương tự như chiến tranh du kích trên biển, trong khi duy tŕ chính sách bên miệng hố chiến tranh đâu lại sức mạnh vượt trội của quân đội Mỹ. Các biện pháp khác có thể là đẩy nhanh chương tŕnh làm giàu uranium của ḿnh, thậm chí có thể vượt quá giới hạn 20% plutonium để đạt được mức chế vũ khí, hay giảm hợp tác với IAEA và thậm chí rút lui khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Iran có lư khi tính toán rằng nước Mỹ, với nền kinh tế đang rướm máu do can thiệp quân sự vào Iraq và Afghanistan, chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh mới có tác động ngay lập tức đến túi tiền của người tiêu dùng Mỹ thông qua việc giá dầu tăng cao, đặc biệt là trong năm bầu cử.
Theo một giáo sư Đại học Tehran: “Thông điệp của Iran gửi Tổng thống Obama là rất rơ ràng: Chúng tôi không phải là một Iraq và đă học được một bài học đúng từ cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq sau khi làm cho Iran chảy máu nhiều năm”. Và “hầu hết người Iran là những người dân tộc chủ nghĩa. Họ sẽ ủng hộ chính phủ trong trường hợp xảy ra cuộc đối đầu quân sự với “chú Sam”.
Tuy nhiên, cho đến nay danh sách dài gồm 20 nước được miễn trừ trừng phạt do nhập khẩu dầu của Iran đă chiếm đến 80% thị trường dầu của nước này, chứng tỏ có lực cản lớn đối với nguy cơ chiến tranh. Điều này tạo cho Iran một sự đảm bảo tạm thời rằng động mạch cho nền kinh tế của họ sẽ không bị tắc. Lệnh miễn trừ này của chính quyền Obama sẽ được xem xét 6 tháng một lần, tức sau bầu cử tổng thống ở Mỹ vào tháng 11, với mục đích kiềm chế cuộc khủng hoảng Iran. Trong trường hợp Mỹ quyết định rằng cần trừng phạt hầu hết hoặc tất cả các nước đang được miễn, th́ Mỹ sẽ gặp phải sự phản đối nghiêm túc từ những nước đó.
Phản ứng của Iran cho đến nay vẫn kiềm chế bởi họ tin rằng vẫn có những sơ hở đáng kể trong các biện pháp trừng phạt để các nước lách luật của Mỹ. Rơ ràng là nếu các nước phương Tây không thay đổi chính sách với Iran, th́ cuộc đấu sẽ diễn ra theo kịch bản của Tehran.
Phạm Ngọc Uyển (theo
Asia Times)