Nhóm thanh niên t́nh nguyện “tiếp sức mùa thi” hết sức ngỡ ngàng khi cầm mảnh giấy trên tay. Hết bạn này đến bạn khác, đọc xong địa chỉ ghi trên giấy ai nấy đều lắc đầu. Có bạn thốt lên, ḿnh sinh ra tại thành phố này, đi cùng khắp hang cùng ngơ hẻm nhưng chưa bao giờ được nghe đến tên đường này... “Choáng” với tên đường
Tên đường phố tại TP.HCM có từ những năm Pháp thuộc. Lúc bấy giờ, tên đường đa phần mang tên của những sĩ quan thực dân. Thi thoảng cũng có tên danh nhân nhưng là người Pháp như Alexandre de Rhoche, Pasteur...
Đến sau 1954, chính quyền miền Nam thay đổi tên đường bằng những nhân vật lịch sử có công với đất nước. Quá tŕnh thay đổi đó, trên bảng tên đường phần chữ lớn là tên chính thức của con đường.
Bên dưới hàng chữ lớn, một ḍng chữ nhỏ hơn, ghi lại tên cũ của con đường. Nhờ vậy, dần dần người dân quen đi và tiếp sau đó, những ḍng chữ nhỏ không c̣n hiện diện nữa và không c̣n ai thắc mắc ǵ.
Những năm gần đây, việc thay đổi và đặt tên đường trong thành phố càng trở nên rối rắm. Địa chỉ mà nhóm thanh niên t́nh nguyện ngơ ngác là con đường mang tên: đường Điện cao thế.
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/08/14/20120708141626_tenduong%201.jpg) |
Đường Điện cao thế được mặc nhiên thừa nhận trên bảng hiệu của một cơ quan nhà nước. |
Đường Điện cao thế nằm trong một quần thể mới được xây dựng ở phường Tân Sơn Nh́, quận Tân Phú. Ngoài con đường này, Tân Phú c̣n có cả đường có cái tên rất “lạ”….Bờ bao Tân Thắng.Ở Q.2 có đường “Dưới chân cầu Sài G̣n”, Q.8 có “Đường vào Trung tâm thương mại B́nh Điền”. Chưa kể đến đường “Dọc mương Nhật Bản” ở Phú Nhuận hay “Đường trục phường 13” ở B́nh Thạnh.
Theo số liệu của Sở GTVT, TP.HCM có khoảng 60% tuyến đường chưa được đặt tên. Những con đường không tên đó đă gây khá nhiều trở ngại trong sinh hoạt của người dân. V́ thế việc người dân tự đặt tên theo kiểu “tự chế” để hợp thức hóa một con đường là điều dễ hiểu.
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/08/14/20120708141626_tenduong%202.jpg) |
Đường Bờ bao Tân Thắng |
Thế nhưng, oái oăm thay, chính quyền cũng mặc nhiên thừa nhận những cái tên hết sức dân dă này và cũng sử dụng một cách…hồn nhiên như người dân.
Ngoài ra, tại thành phố vẫn c̣n khá nhiều tên đường sai nhưng chưa được điều chỉnh. Những tên đường sai này lại là tên những nhân vật lịch sử. Chúng ta sẽ rất dễ dàng t́m thấy những cái tên sai như Lương Nhữ Học (Lương Như Hộc), Hồ Huấn Nghiệp (Hồ Huân Nghiệp),
Không những tên đường viết sai, c̣n có nhiều tên sai cả chính tả. Chẳng hạn một số tên đường như: Phạm Văn Xăo (“Xảo” – Phạm Văn Xảo), Ỹ Lan (“Ỷ” - nguyên phi Ỷ Lan), Nguyễn Bĩnh Khiêm (“Bỉnh” – Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyễn Thương Hiền (“Thượng” – Nguyễn Thượng Hiền).
Đối với tên đường Kha Vạn Cân, bà Kha Quỳnh Anh (ngụ tại Thủ Đức), ái nữ ông Kha Vạng Cân cho biết:
“Tên cha tôi được ông nội đặt theo quy định của gia phả ḍng họ, nhưng trên bảng tên đường th́ lại ghi không đúng. Việc này đă tồn tại từ nhiều năm nay. Gia đ́nh chúng tôi rất mong tên cha tôi được sửa lại cho chính xác”.
“Phát điên” với số nhà…loạn xà ngầu
Ông Hai Cư, một người đă có hàng chục năm sống tại thành phố và hiện đang hành nghề xe ôm ở khu vực bến xe miền Đông. Đối với ông, đường phố Sài G̣n nằm trong ḷng bàn tay. Thế nhưng, đă không ít lần, ông phải chấp nhận chào thua đối với số nhà.
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/08/14/20120708141626_tenduong%203.jpg)
Nằm sát nhau nhưng hai nhà có số không liên tục
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/08/14/20120708141633_tenduong%205.jpg) |
Đường Quang Trung cũng trong t́nh trạng này. Số nhà lần lượt 34/4A, 555, 571. |
Ông Hai Cư kể lại:
“Có lần một hành khách ở miền Trung vào nhờ tôi đưa đến địa chỉ ghi trên giấy. Nh́n vào, tôi chắc mẩm là “ngon ăn” v́ theo địa chỉ có số nhà và tên đường hẳn hoi. Thế nhưng khi t́m đúng tên đường th́ gặp...hiệu ứng loạn số nhà. Từ đầu đường đă có số lớn. Đi vào số nhỏ dần rồi đột nhiên lớn lại. Rồi cũng có những số sẹc (dành cho nhà trong hẻm) nhưng lại nằm ngay mặt tiền. Cuối cùng tôi đành chào thua và đưa người khách đến công an phường nhờ t́m hộ”.
T́nh trạng loạn số nhà hiện nay rất phổ biến, nhất là khu vực xa trung tâm thành phố. Những con đường như Phạm Văn Chiêu, Cây Trâm, Thống Nhất, Quang Trung ở G̣ Vấp, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận B́nh Thạnh), đường Cửu Long (quận Tân B́nh), một số đường ở quận 8 v.v. . . có số nhà loạn xạ.Có nhà vừa mang số cũ, vừa mang số mới. Có nhà chỉ mang số mới, hoặc vẫn dùng số cũ đă tạo nên một “mê hồn trận” nếu ai chẳng may lạc vào.
![](http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/08/14/20120708141633_tenduong%204.jpg) |
Trên đường Cây Trâm, nhà đầu tiên mang 2 số 48/6C và 550, nhà kế tiếp 548 và cuối cùng 48/8A |
Như mới đây, một người bạn ở quận G̣ Vấp mời chúng tôi đến nhà dự tiệc. Cũng cái bệnh chủ quan, ḿnh là người sành sỏi trong việc t́m nhà nên đợi cận giờ khai tiệc mới đi. Bất ngờ, khi đến đúng con đường ghi theo địa chỉ, đường Cây Trâm phường 11, quận G̣ Vấp kèm đóng mở ngoặc gần làng hoa.Tới giao lộ Lê Văn Thọ - Cây Trâm, chúng tôi rẽ vào. Thật bất ngờ, những căn nhà phố liền kề có kiến trúc giống nhau nhưng chỉ khác là những con số, tên đường không theo một trật tự nào.
Trường Mầm non 11A nằm trên đường Cây Trâm lại mang số 846 đường...Quang Trung! Đối diện trường mầm non là căn nhà lại mang số 60/22 đường Cây Trâm! Chưa hết, căn nhà này bị lọt vào giữa 2 căn nhà khác, với số nhà lần lượt là: 44/25 và 90/56/30 đường Lê Văn Thọ. Thế là đành bỏ cuộc.
Từ nhiều năm nay, việc cấp đổi số nhà đang được chính quyền TP.HCM thực hiện. Thế nhưng, quá tŕnh thực hiện đă phát sinh những hệ lụy vô cùng phức tạp gây nhiều phiền phức cho người dân.
Thiết tưởng đă đến lúc cần có một phương cách hữu hiệu và khoa học hơn nhằm đơn giản hóa số nhà và tên đường tạo điều kiện cho bà con khi có nhu cầu, t́m đúng đến địa chỉ cần t́m.
TP.HCM triển khai đánh số nhà mới
Theo Quy chế đánh số và gắn biển số nhà UBND TPHCM vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 10/6) các khu dân cư mới xây dựng, khu dân cư hiện hữu nhưng số nhà không trật tự, nhà trên các tuyến đường mới đặt tên, đổi tên đường sẽ được đánh số mới. Các khu dân cư hiện hữu có trật tự số nhà ổn định th́ không phải sắp xếp lại. Lệ phí cấp mới 30.000 đồng/số nhà; cấp lại 20.000 đồng/số nhà.
Chiều đánh số nhà khu vực nội thành cũ (bên phải sông Sài G̣n) và các vùng đô thị hóa ở phía tây và phía bắc TP (gồm các quận, huyện: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, B́nh Thạnh, Tân B́nh, G̣ Vấp, Hóc Môn, B́nh Chánh và Củ Chi) có chiều tăng số nhà là đông - tây, nam - bắc; gốc chuẩn là sông Sài G̣n, kênh Đôi, kênh Tẻ. Khu đô thị bên trái sông Sài G̣n (gồm các quận: 2, 9 và Thủ Đức), chiều tăng là tây - đông, nam - bắc; gốc chuẩn là sông Sài G̣n và một phần sông Đồng Nai. Khu đô thị hướng về Nhà Bè (quận 7, một phần quận 8, huyện B́nh Chánh và huyện Cần Giờ), chiều tăng là đông - tây, bắc - nam; gốc chuẩn là sông Sài G̣n, kênh Đôi, kênh Tẻ. Riêng đối với địa bàn quận 8 bổ sung thêm gốc chuẩn là rạch Nhảy để phù hợp với thực tiễn số nhà khu vực này.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP, từ năm 1998 đến nay, TP đă cấp mới, điều chỉnh trên 1,2 triệu số nhà nên số căn nhà, căn hộ cần được cấp số và điều chỉnh c̣n lại khoảng 100.000, tập trung ở các quận 7, 9, 12 và B́nh Tân. Sở Xây dựng cho biết phấn đấu trong ṿng 2 năm, TPHCM sẽ kết thúc toàn bộ việc cấp và điều chỉnh số nhà. |
Trần Chánh Nghĩa
VNN