Vị canxi, Kokumi, vị kim loại - vị tanh...
Nói về vị, người Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại miêu tả đó là sự kết hợp giữa những thứ mà vị giác cảm nhận khác nhau. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng, có 4 vị cơ bản: mặn, ngọt, đắng và chua. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học đă thêm vào vị umami (vị ngọt thịt) tạo thành mô h́nh 5 vị cơ bản.
Chúng ta nếm (cảm nhận vị qua các “thụ thể vị giác”), chủ yếu có trên lưỡi, trong ṿm miệng và ṿm họng. Việc các nhà khoa học liên tục phát hiện thêm những thụ thể mới khiến các khái niệm lâu đời dần trở nên lung lay. Dưới đây là những vị có khả năng cạnh tranh để trở thành vị thứ 6 trong mô h́nh “những vị cơ bản”.
1. Vị Canxi
Canxi là một nguyên tố quan trọng trong cơ thể người, đảm bảo cho khả năng co cơ và sự phát triển của xương. Dựa vào thực nghiệm với chuột, canxi thực sự có vị. Dù với nồng độ thấp nhưng canxi có vị giống như vị đắng. Một trong những loại rau giàu canxi nhất chính là rau chân vịt (spinach) của chàng thủy thủ Popeye. Sữa cũng là thực phẩm giàu canxi nhưng canxi trong sữa được liên kết với chất béo nên hương vị của nó không rơ rệt.
2. Vị Kokumi
Những thụ thể canxi ở trên có thể liên quan đến một loại vị khác - vị Kokumi. Vị này được công bố bởi các nhà nghiên cứu thuộc công ty Ajinomoto, Nhật Bản. Các món kho, hầm được cho là có hàm lượng lớn Kokumi. Dù vậy, với những nhà khoa học phương Tây, khi ăn những món ăn giàu vị Kokumi, họ hầu như không cảm thấy ǵ khác.
3. Vị cay - nóng
Những người thích đồ cay luôn cảm thấy thích thú cảm giác bừng cháy trên lưỡi. Tại một số nền văn hóa thuộc châu Á, vị cay được coi là vị cơ bản. Thế nhưng, các nhà khoa học lại không coi đây là một vị, dù cảm giác về nó là rơ rệt và không thể chối bỏ.
Lư do là v́ những hợp chất tạo cay có trong ớt tác động trực tiếp đến cảm quan của lưỡi, chứ không hẳn là vị giác. Thụ thể cảm nhận cay có tên gọi là TRPV1, nhưng hoạt động giống như một nhiệt kế phân tử. Thông thường, những dây thần kinh nối đến TRPV1 sẽ phát tín hiệu nóng đến năo nhưng khi tiếp xúc với chất capsaicin có trong ớt, nhiệt độ kích hoạt được hạ xuống dù cho thức ăn ở nhiệt độ b́nh thường th́ năo vẫn sẽ nhận tín hiệu về sự nóng.
Ngoài ra, thụ thể TRPV1 có mặt ở khắp cơ thể (đây là lí do v́ sao mắt và niêm mạc mũi cũng thấy bỏng v́ b́nh xịt cay) nên các nhà khoa học nhất trí không coi đây là một vị.
4. Vị the mát
Đối nghịch với vị cay nóng, chính là vị the mát mà chúng ta thường cảm nhận từ bạc hà. Cũng tương tự như vị cay, ở đây thụ thể TPRM8 được lợi dụng, đánh lừa năo bộ về cảm giác mát lạnh trong miệng dù đang ở nhiệt độ b́nh thường.
5. Vị kim loại - vị tanh
Vị của kim loại như vàng hay bạc cũng gây nhiều tranh căi. Mặc dù nhiều người cho rằng họ không cảm nhận được vị ǵ nhưng theo các nhà nghiên cứu, cảm giác này có liên quan đến tính dẫn điện và sẽ tác động đến lưỡi, khiến chúng ta cảm nhận được vị kim loại.
Máu có vị tanh do chứa những ion kim loại, thế nhưng những thí nghiệm hiện tại chưa t́m ra thụ thể nào liên quan đến vị kim loại. Vậy nên, kim loại có được coi là một vị hay không c̣n chưa có câu trả lời, nhưng các nhà khoa học coi đó như một vị để phân biệt với cảm giác vị khác.
6. Vị béo
Chất béo là một nguồn giàu calo, cần thiết cho sự tồn tại của năo bộ. Người ta vẫn cho rằng, lưỡi của chúng ta có thể cảm nhận được vị béo, ít nhất là qua vị ngậy. Và trên thực tế, rất nhiều người thích ăn đồ béo, từ thịt nướng đến thức ăn chiên cần nhiều dầu mỡ. Có một điều khá thú vị, những người có thể cảm nhận rơ về chất béo thường ăn ít chất béo và không bị thừa cân so với những người cảm nhận kém hơn.
7. Vị CO₂
Vị carbonic (c̣n gọi là vị gas) là một vị khá quen thuộc với chúng ta. CO₂ khi ḥa tan trong nước hoặc chất lỏng, sẽ tạo thành soda, champagne... Cũng giống như cảm giác cay và the mát, vị CO₂ thực chất dựa vào sự kích thích cảm ứng trên lưỡi. Các nhà khoa học đă t́m ra enzim carbonic anhydrase 4 có trên các tế bào cảm nhận vị chua, có tác dụng cảm nhận CO₂.
theo Mask