- Một nhóm 22 nhà khoa học nổi tiếng thế giới mới đây đă đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ toàn nhân loại sẽ chết đói nhiều nếu dân số tiếp tục tăng nhanh.
Một đội ngũ 22 nhà khoa học nổi tiếng cho biết dân số tăng nhanh đang đẩy Trái đất vào “đường cùng” khi những loài con người sống phụ thuộc vào sẽ bị tuyệt chủng và ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp như ngư nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp.
Các nhà khoa học cảnh báo dân số tăng nhanh sẽ đẩy Trái đất vào đường cùng và khi đó con người có nguy cơ bị chết đói khi một số loài động thực vật tuyệt chủng.
Các nhà cũng cho biết một khi 50% Trái đất bị bê tông hóa và nông nghiệp hóa th́ sẽ xảy ra thảm họa toàn cầu.
Chỉ cần một số khu vực vượt ngưỡng 50% hậu quả đă khủng khiếp rồi. Nếu toàn cầu đạt “đỉnh điểm” này th́ hậu quả đến các nhà khoa học cũng không thể tiên liệu được.
Vậy nên các nhà khoa học kêu gọi toàn cầu chung tay ngăn chặn thảm họa này và cũng đưa ra cảnh báo rằng một số khu vực trên hành tinh có dân số quá đông và đă không c̣n hi vọng ǵ nữa.
Giáo sư Anthony Barnosky đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) cảnh báo: “Khi đó về mặt sinh học thế giới sẽ thay mới hoàn toàn. Các dữ liệu cho thấy sự sụt giảm trong đa dạng sinh học và những tác động nghiêm trọng lên nhiều thứ mà con người phụ thuộc vào để duy tŕ chất lượng cuộc sống trong đó có ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả nước sạch. Điều này có thể xảy ra chỉ trong một vài thế hệ tới”.
Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên quy mô nhỏ cho thấy một khi một khu vực thay đổi đến 50-90% th́ toàn bộ hệ sinh thái sẽ biến đổi khác hoàn toàn so với lúc ban đầu xét về sự đa dạng các chủng loại động thực vật, mối liên hệ giữa chúng và có thể dẫn đến tuyệt chủng nhiều loài gây mất đa dạng sinh học.
Hiện tại với 7 tỉ người chiếm khoảng 43% bề mặt đất của Trái đất và sử dụng chúng vào mục đích nông nghiệp hoặc đô thị hóa. Như vậy với dự đoán dân số thế giới tăng lên khoảng 9 tỉ người vào năm 2045 th́ 50% bề mặt Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng vào năm 2025.
Giáo sư Barnosky cho hay: “Điều đó có thể xảy ra không? Nếu nh́n vào quá khứ th́ rơ ràng câu trả lời là có. Thực tế nó đă xảy ra. Sự chuyển đổi của thời kỳ sông băng diễn ra vào 11.700 năm trước chính là một minh chứng cho điều này.
Nếu muốn tránh được những điều không hay xảy ra th́ phải tránh cái mốc 50% đó”.
Qua khung cảnh Trái đất về đêm này có thể thấy mật độ dân số dày đặc trên thế giới.
Nghiên cứu của 22 nhà khoa học nổi tiếng thế giới này c̣n kêu gọi các thiết bị phỏng đoán tốt hơn dựa trên hiểu biết cụ thể bầu sinh quyển phản ứng như thế nào trước những điều kiện thay đổi nhanh trong quá khứ, bao gồm cả thời tiết và sự gia tăng dân số thế giới.
Đại học California đă bắt đầu một dự án nghiên cứu trị giá 2.6 tỉ đô la Mỹ để phát triển những thiết bị dự đoán sinh học cụ thể và đáng tin cậy để t́m hiểu xem động thực vật đă phản ứng như thế nào với những biến đổi lớn đó.
Các nhà khoa học trong đó có các nhà sinh vật học, sinh thái học, địa chất học, cổ sinh vật học và các nhà lư thuyết về các hệ thống phức tạp đến từ Mỹ, Canada, Nam Mỹ và Châu Âu cho biết đă xuất hiện những tín hiệu cảnh báo điều này nhưng chưa rơ khi nào Trái đất sẽ chạm ngưỡng đỉnh điểm toàn cầu đó.
Giáo sư Barnosky cho rằng: “Chúng ta thực sự cần phải nghĩ về đỉnh điểm toàn cầu này v́ ngay cả những khu vực mà chúng ta không trực tiếp nhắc đến cũng có thể có những biến đổi lớn.
Thiếu ăn sẽ là vấn đề nghiêm trọng mà con người sẽ phải đối phó
Nguyên nhân gốc rễ chính là sự gia tăng dân số và lượng tài nguyên mỗi người trong số chúng ta sử dụng.”
Đồng tác giả của nghiên cứu này là Elizabeth Hadly đến từ Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: “Có thể chúng ta đă trải qua đỉnh điểm này ở khu vực nhất định nào đó trên thế giới. Tôi vừa từ dăy Himalayas ở Nepal trở về và đă được chứng kiến cảnh những gia đ́nh dùng dao rựa ẩu đả với nhau v́ gỗ để nấu nướng trong một buổi tối.
Ở những nơi mà chính phủ c̣n thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản và người dân phải tự lo liệu cuộc sống th́ sự đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng ta đang rất cần sự phối hợp toàn cầu”.
Họ kêu gọi sự phối hợp toàn cầu để giảm dân số và việc sử dụng tài nguyên trên mỗi đầu người, thay thế những nhiên liệu hóa thạch bằng những nguồn bền vững, phát triển sản xuất và phân bổ thức ăn năng suất cao hơn, đồng thời quản lư, phần đất đai và đại dương chưa bị xâm lấn bởi con người như là nguồn tích trữ đa dạng sinh học và hệ sinh thái”.
T́nh trạng đói ăn ở một số quốc gia ở châu Phi năm 2011
Giáo sư Barnosky cho rằng nhân loại đang đứng ở một ngă tư đường và phải đưa ra quyết định lựa chọn hợp lư:
“Một lựa chọn là thừa nhận những vấn đề này cũng như những hậu quả tiềm tàng của nó và cố gắng điều chỉnh tương lai theo hướng chúng ta muốn. Một phương án khác là không hành động ǵ mà chỉ nghĩ: “Cứ b́nh thường xem chuyện ǵ xảy ra”.
Tôi đoán là nếu chúng ta lựa chọn phương án thứ hai th́ nhân loại vẫn tồn tại đấy nhưng chúng ta sẽ được chứng kiến những hậu quả làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống cho con cháu chúng ta”.
Nhóm những nhà nghiên cứu uy tín này cho rằng biến đổi khí hậu, áp lực dân số và t́nh trạng phá hủy hệ sinh thái tự nhiên trên diện rộng có thể đang đẩy bầu sinh quyển đến những biến đổi không thể tránh khỏi với những hậu quả khủng khiếp.
Có khả năng chỉ trong một vài thế hệ tới thức ăn và nguồn cung cấp nước của nhân loại sẽ bị ảnh hưởng khi một số loài động thực vật tuyệt chủng hoàn toàn.
Tuy nhiên, chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần bằng cách nh́n lại những bài học đă xảy ra trong quá khứ để rút ra bài học nghiêm túc.
Nghiên cứu này đă được đăng trên tập san nổi tiếng Thiên Nhiên (Nature) trong thứ 5 ngày 7 tháng 6 năm 2012.
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)