- Cùng với tàu ngầm KILO, phiên bản nâng cấp của nó AMUR-1650 sẽ biến Việt Nam có “một lực lượng quyền lực trong khu vực”. Việt Nam giảm được áp lực “trên sân nhà” đồng thời buộc đối phương phải co lại pḥng thủ nếu như không muốn “thủng lưới” từ Kilo-Amur.
Ngày 31/5/ 2012, Nga đă bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo – Amur (theo Epochtimes).
Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc pḥng Rosoboronexport, ông Victor Komar cho biết, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á mà Nga coi là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.
Tàu ngầm tấn công DIESEL - Điện mang tên lửa Amur-950/Amur-1650. Có những chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng đáng sợ dưới mặt nước.
Victor Komar cho rằng các "đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc pḥng. Việt Nam đă đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế "Ruby"phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.
Tàu ngầm diesel-điện Amur này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông. Tàu ngầm được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng Biển Đông.
Hải quân Việt Nam sẽ có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng Biển Đông, sẽ bảo vệ chắc chắn Trường Sa trước bất kỳ thách thức nào.
Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo. Nếu như Kilo chỉ phóng từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi th́ Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.
Tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur-1650 th́ đă rơ. Vấn đề quan trọng là Việt Nam sử dụng nó như thế nào? Mục tiêu là đâu? Sự nguy hiểm của nó như thế nào khi nó trong tay của Hải quân Việt Nam?
Trước hết, tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong pḥng ngự là pḥng ngự chủ động, pḥng ngự với tư tưởng tấn công. Tấn công để pḥng thủ, bảo vệ ḿnh.
Một quốc gia có nền khoa học quân sự (KHQS) chưa phát triển, chống lại sự tấn công xâm lược của một quốc gia có nền KHQS vượt trội như Trung Quốc, Mỹ…th́ giáng trả vào sào huyệt của đối phương là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu như không nói là “bất khả thi”.
Đành rằng, trong nghệ thuật chiến tranh, những ǵ mà công nghệ không thể th́ chiến thuật có thể, Việt Nam đă từng tiến hành thành công không chỉ một lần trong chiến tranh vệ quốc xưa và nay, song đó là sự lựa chọn mạo hiểm, bắt buộc.
Tuy vậy, nhưng điều rơ ràng là tư tưởng, ư đồ tấn công vào sào huyệt của đối phương luôn luôn tồn tại trong đầu của các nhà quân sự Việt Nam khiến đối phương bắt buộc phải quan tâm, lo nghĩ.
Amur-1650 trong tay Việt Nam không phải sử dụng như Kilo là điều chắc chắn. Mục tiêu của Kilo chủ yếu chỉ là tàu ngầm và tàu nổi.
Tàu ngầm Amur-1650 là phương tiện tấn công để giảm áp lực cho pḥng thủ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hậu quả mà nó - tên lửa của Amur-1650 gây ra không chỉ là về mặt vật chất quân sự mà là chính trị. Nó sẽ kích hoạt cho nhiều “quả bom” bất ổn, rối ren, mâu thuẫn nội bộ, sắc tộc…tiềm ẩn lâu nay phát nổ.
Và đó mới chính là sự khủng khiếp, giá đắt không thể chịu đựng nổi mà những cái đầu nóng, hiếu chiến phải cân nhắc.
Nghệ thuật quân sự, xem ra cũng như chiến thuật trong bóng đá. Trong bóng đá, khi mới khai cuộc, tưởng rằng sẽ ăn tươi nuốt sống đối phương, nhao lên tấn công. Nếu gặp phải một đối thủ có bản lĩnh, pḥng thủ kiên cường và luôn cài tiền đạo cắm, nhanh, mạnh th́ chưa biết chừng lưới nhà bị thủng trước. Khi đó cũng chưa biết chừng … vỡ trận.
Lê Ngọc Thống
theo pn