Với châu Âu lún sâu vào khủng hoảng, Trung Quốc chắc chắn không thể thoát khỏi tổn thương.
Cuộc khủng hoảng châu Âu đang một lần nữa khiến thế giới chao đảo. Trung Quốc cũng không là ngoại lệ và chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, lời tiên đoán cho rằng châu Âu sẽ gây ra cái chết của người khổng lồ châu Á là không chính xác.
Thương mại là khía cạnh bị tác động mạnh nhất. Châu Âu là đích đến lớn nhất của hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, do đó lực cầu yếu ớt sẽ là một đ̣n mạnh giáng vào nền kinh tế nước này. Xuất khẩu sang châu Âu đă giảm 2% trong 4 tháng đầu năm. Các ngân hàng châu Âu giảm bớt tài trợ thương mại cũng khiến châu Á đau đầu.
Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm ở châu Âu lại được Trung Quốc bù đắp bằng việc gia tăng sức mạnh ở đâu đó. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, sang Nhật tăng 9% và Hàn Quốc 8,2%. Do đó sự lan tràn của khủng hoảng tài chính cũng được hạn chế.
Các ngân hàng Trung Quốc có nhiều cơ hội để giảm thiểu phạm vi tác động của Hy Lạp tới các hoạt động của họ. Bank of China, ngân hàng quốc tế lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước, đă đầu tư 66 tỷ nhân dân tệ (tương đương 10,4 tỷ USD) vào các khoản nợ của châu Âu. Con số này chỉ bằng 0,5% tổng tài sản của ngân hàng và Bank of China không hề đầu tư vào Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia hay Ireland.
Cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là Cục Quản lư ngoại hối quốc gia (SAFE), cơ quan có trách nhiệm quản lư dự trữ ngoại hối trị giá 3,3 ngh́n tỷ USD của Trung Quốc. Lănh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố sẽ ủng hộ cho đồng euro. Tỷ lệ đồng USD trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đă giảm xuống đáng kể, từ mức 65% trong năm 2010 xuống c̣n 54% trong năm 2011, thay vào đó là chuyển sang nắm giữ đồng euro.
Hy Lạp rời eurozone có thể khiến đồng euro mất giá và có thể khiến SAFE phải gánh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, để có được sự hỗ trợ của Trung Quốc, eurozone phải trả giá không hề rẻ. Các nước châu Âu phải nhượng bộ khi Trung Quốc mua lại các tài sản chiến lược bao gồm một cảng biển ở Hy Lạp, một phần mạng lưới điện của Bồ Đào Nha và dầu mỏ của Tây Ban Nha.
Anh Thư
Theo TTVN/WSJ