Đó là phát biểu của người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông trước báo giới được phát đi ngày hôm qua, theo VOV.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: "Ở nước ta không có báo gọi là báo “lá cải”. Tất cả cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục đích th́ phải xem xét xử lư".
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Vietnamnet.vn
"Báo chí có quyền nói sự thật nhưng sự thật đó phải v́ lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những vụ án như vậy, viết một cách chi tiết các t́nh tiết th́ có nên hay không? Viết như thế anh c̣n làm cho người ta ṭ ṃ hơn, nhất là giới trẻ. Vậy có nên như thế hay không? Điều này rơ ràng không phù hợp với lợi ích của đất nước, nhất là thuần phong mỹ tục của Việt Nam", bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
"Nhà báo là những người hoạt động trên mặt trận chính trị tư tưởng, anh phải có nhạy cảm về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tại sao anh lại mô tả chi tiết t́nh tiết vụ án như thế nhất là những vụ án giết người man rợ, những hành vi hiếp dâm, đồi trụy. Trong khi đó chỉ là h́nh ảnh rất cá biệt ở Việt Nam, không phải phổ biến và không cần phải tuyên truyền, cổ súy cho các hành động đó. Điều đó không có lợi, nhất là trong việc h́nh thành nhân cách của lớp trẻ. Cái đó ta phải chống. Mỗi cơ quan báo chí phải đi đúng tôn chỉ, mục đích của ḿnh, đúng Luật Báo chí", cũng theo lời bộ trưởng.
Cũng theo
VOV, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phát biểu: "Có nhiều cách giật gân, câu khách. Giật gân mà đúng sự thật th́ phải hoan nghênh v́ đấy là một nghệ thuật làm báo giỏi. Nói sai sự thật, gây phản cảm, tác động xấu th́ không thể khuyến khích".
Thời gian qua, thông tin về những vụ án trọng điểm xuất hiện rất nhiều trên mặt báo, đặc biệt là vụ án Lê Văn Luyện. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, trung tướng, thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quư Ngọ, khi nhận định những thông tin mà tờ
Đời sống & Pháp luật nêu về vụ án Lê Văn Luyện, cho biết: "Trong số những tờ báo thông tin tích cực, tôi đánh giá Báo
Đời sống & Pháp luật thông tin về vụ việc trung thực, trách nhiệm".
"Ngoài việc đến nhà chia buồn, động viên người thân nạn nhân, các đồng chí phóng viên đă xuống tận cơ sở gặp từ người dân, tổ dân phố, chính quyền, công an xă đến lực lượng chức năng cấp tỉnh, cấp Bộ thu thập thông tin một cách khách quan để đưa ra những bài viết sâu sắc, có tính thuyết phục và định hướng dư luận xă hội. Khi được tiếp xúc với đối tượng, phóng viên cũng không đi sâu vào những t́nh tiết man rợ để câu khách, đă khai thác những trạng thái tâm lư của một con người mà trước đó anh ta mang trái tim quỷ dữ. Những khai thác của phóng viên Báo
Đời sống & Pháp luật là tài liệu giúp cơ quan điều tra tham khảo vận dụng để củng cố chứng cứ của vụ án", trung tướng Phạm Quư Ngọ nói.
Thúy Hằng (t/h)