- Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange nhiều khả năng sẽ bị đưa sang Thụy Điển để điều tra về những cáo buộc xâm phạm t́nh dục sau khi Ṭa án Tối cao Anh đưa ra phán quyết ủng hộ việc dẫn độ.
Thẩm phán ṭa án Tối cao của Anh không công nhận những tài liệu do luật sư của Assange cung cấp chứng minh việc dẫn độ ông là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc dẫn độ chưa được tiến hành ngay lập tức và các luật sư của ông Assange vẫn c̣n 2 tuần để kháng án.
Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange có thể bị dẫn độ về Thụy Điển.
Trước đó, 2 ṭa án cấp thấp hơn cũng ra phán quyết ủng hộ việc dẫn độ ông chủ Wikileaks, người bị Mỹ và nhiều quốc gia khác coi là mối đe dọa bởi nắm trong tay nhiều tài liệu mật, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trong đó có nhiều cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Julian Assange bị yêu cầu dẫn độ sang Thụy Điển bởi các công tố viên nước này muốn điều tra cáo buộc hiếp dâm và tấn công t́nh dục đối với hai phụ nữ từng là t́nh nguyện viên của Wikileaks. Ngay sau khi bị bắt ở Anh vào tháng 12/2010, Assange và các luật sư khởi động cuộc chiến pháp lí chống lại phán quyết dẫn độ mà chính phủ Anh có thể đưa ra.
Năm 2010, thế giới từng bàng hoàng trước những thông tin ngoại giao bí mật của chính phủ Mỹ về cuộc chiến Iraq và Afghanistan được phanh phui. Đây là vụ ṛ rỉ tài liệu mật lớn nhất lịch sử nước Mỹ mà tác giả của nó chính là Julian Assange.
Vụ việc khiến Assange được tôn vinh như một anh hùng trong cuộc chiến chống lại sự kiểm duyệt trên internet. Tuy nhiên, nó lại gây ra phản ứng vô cùng giận dữ từ phía Washington khi những bí mật của họ bi phanh phui trước bàn dân thiện hạ.
Mỹ t́m mọi cách để buộc Wikileaks ngừng tung các tài liệu tối mật liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của chính phủ, trong đó có cả việc vận động chính phủ Thụy Điển truy tố Julian Assange về tội danh cưỡng hiếp và lạm dụng t́nh dục.
Người phát ngôn của Wikileaks Kristinn Hrafnsson cho biết, ông nh́n thấy bàn tay của Washington trong phán quyết của ṭa án tối cao Anh.
Hồng Duy
Theo Infonet.