R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Mưa lớn, nhiều phố Hà Nội lại thành sông?
Một mùa mưa lại đă bắt đầu, trong khi những điểm úng ngập của Hà Nội hầu như chưa được cải thiện là bao. Dự báo, mùa mưa này, người Hà Nội vẫn sẽ phải “đương đầu” với 21 điểm úng ngập…
Trong cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều nay 15/5, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, Tổng Giám đốc Nguyễn Lê cho biết, mùa mưa năm 2012, Hà Nội vẫn c̣n tồn tại 21 điểm có nguy cơ ngập úng cao khi mưa lớn.
Theo ông Lê, hầu hết các điểm úng ngập này vẫn là những "điểm đen" cũ, do quá tŕnh cải tạo c̣n gặp nhiều khó khăn. Trao đổi với VnMedia, ông Lê cho biết: "Chúng tôi chỉ có thể thi công từ 10 giờ đêm trở đi, đến 5 giờ sáng lại phải lấp cát, đậy tôn để nhân dân đi lại. Đây chính là lư do khiến thời gian cải tạo các điểm úng ngập, làm cống thoát... không thể tiến hành nhanh được".
Trong khi đó, theo dự báo của khí tượng thuỷ văn trung ương và thực tế thời tiết từ đầu năm đến nay, năm 2012 t́nh h́nh thời tiết vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, các tháng đầu mùa ở Bắc Bộ được dự báo lượng mưa sẽ ở mức cao hơn so với trung b́nh nhiều năm cùng thời kỳ. Ngoài ra, c̣n có khả năng mưa đến sớm hơn so với b́nh thường.
Theo ông Nguyễn Lê, để chống ngập mùa mưa cho Hà Nội, hiện nay, dự án thoát nước giai đoạn II đang triển khai thi công các gói thầu cải tạo cống, mương. Một số hạng mục của Dự án đă hoàn thành, phát huy hiệu quả phục vụ thoát nước mùa mưa như trạm bơm Yên Sở giai đoạn 2; các hồ và trạm bơm Bẩy Mẫu, Đống Đa, Hố Mẻ; các thiết bị cơ giới mới được bàn giao…
Ngoài ra, hệ thống công tŕnh pḥng chống lụt băo như đê điều,hồ đập; các Trạm bơm dă chiến Yên Nghĩa, Ngoại Độ, Đào Nguyên, Ngọ Xá… sẽ góp phần cải thiện năng lực điều tiết mực nước trên hệ thống và tăng khả năng tiêu thoát nước cho TP.
Hà Nội cũng sẽ tiến hành nạo vét, khơi thông ḍng chảy của các hệ thống tiêu thoát, giải toả vật cản, đăng chặn, khơi thông gầm cầu, cống, hố ga….
Đối với các công tŕnh, dự án đang thi công có liên quan đến tiêu thoát nước đô thị, Công ty Thoát nước Hà Nội sẽ kiểm tra, xử lư vi phạm của các chủ đầu tư. “Khi có mưa lớn, chúng tôi sẽ chủ động, kiên quyết thực hiện việc tháo dỡ các bờ vây, ngăn ḍng tại các mương, sông, cửa cống để không gây úng ngập” – ông Lê cho biết.
Riêng đối với khu vực nội thành, Hà Nội đặt ra 2 mục tiêu, đó là đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu, đảm bảo thoát nước nhanh với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày tại các khu vực đă được cải tạo theo Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 (khu vực nội thành giới hạn từ sông Hồng đến sông Tô Lịch và một số khu vực lân cận); giảm thiểu tối đa mức độ úng ngập đô thị.
Đồng thời, Thành phố cũng yêu cầu vận hành hiệu quả trạm bơm Yên Sở 90m3/s và các trạm bơm, nguồn tiêu khác, khai thác năng lực điều hoà nước của các hồ; vận hành an toàn hệ thống thoát nước và đảm bảo mỹ quan đô thị.
![](http://images.vnmedia.vn/images_upload/2012/vnm_2012_452847.jpg) | Một trong 21 "điểm đen" úng ngập của Hà Nội |
Hàng loạt giải pháp cho mùa mưa
Theo Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, để đạt được các mục tiêu thoát nước khu vực nội thành trong mùa mưa này, giải pháp đầu tiên mà Công ty thực hiện là đẩy mạnh công tác duy tu, duy tŕ, quản lư vận hành an toàn hiệu quả, khai thác tối đa năng lực của hệ thống thoát nước hiện có.
Theo đó, đối với đập Thanh Liệt (chảy ra sông Nhuệ), Công ty đă cho bảo dưỡng sửa chữa trong quư I/2012, đảm bảo vận hành an toàn theo đúng quy tŕnh.
Đối với cụm công tŕnh đầu mối Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác, sẽ vận hành đúng quy tŕnh được duyệt, bơm hạ mực nước thấp trên hệ thống; bảo dưỡng định kỳ, tôn nền, nâng cao tường chắn, lắp đặt bơm… không để xảy ra úng ngập trong khu vực các nhà trạm; đảm bảo vận hành an toàn 24/24 giờ.
Trong khi đó, các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét; các kênh bao, kênh dẫn thuộc trạm bơm Yên Sở đă được nạo vét, duy tu, duy tŕ đảm bảo thông thoáng ḍng chảy để đưa nước nhanh nhất về trạm bơm và về đập Thanh Liệt.
Đồng thời, 100% các trục mương tiêu thoát nước chính cũng được nạo vét, đào mở đảm bảo độ dốc thủy lực và duy tŕ mực nước quản lư theo quy định; các cửa xả ra sông được nạo vét vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khả năng tiêu thoát.
Để đảm bảo an toàn giao thông khi có mưa ngập, tại 63 vị trí đường giao cắt với mương thoát nước, Hà Nội đă cho xây lan can cứng. “Khi có mưa lớn, Công ty Thoát nước sẽ cho triển khai đóng cọc căng dây cảnh báo nguy hiểm trên khoảng 5.000m bờ mương” – ông Lê cho biết.
Đối với hệ thống thu nước, hiện nay các cống ngang được nạo vét ít nhất 1 lần/ga/tháng, trong khi đó các khu vực trọng điểm được nạo vét 2-3 lần/ga/tháng.
Về công tác đầu tư, cải tạo sửa chữa, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có và xây dựng mới các trục thoát nước, hiện Thành phố đă thực hiện các hạng mục cải tạo sửa chữa theo danh mục Thành phố yêu cầu, trong đó có 44 tuyến phố được đầu tư làm cống thoát nước (tổng số là 21km).
Các tuyến mương đang được tiến hành cải tạo là Thành Công, Giáp Tứ, Giáp Nhị, Đại Yên, Ngọc Hà, kè hạ lưu sông Tô Lịch…
Những biện pháp xử lư trong t́nh huống mưa rất to:
- Huy động 100% cán bộ công nhân viên đi làm, vệ sinh các họng thu nước mặt như ghi thu, hàm ếch…, kiểm tra, kịp thời xử lư các vật cản làm ảnh hưởng và thu hẹp ḍng chảy.
- Kiểm tra, kiểm soát các cửa cống ra sông Nhuệ (khi có hiện tượng chảy vào), đảm bảo nước sông Nhuệ không tràn vào nội thành.
- Phá dỡ toàn bộ các đập chắn, đập dẫn ḍng trên hệ thống thoát nước.
- Trong trường hợp mực nước sông Nhuệ lên cao và t́nh h́nh úng ngập trong nội thành đă được kiểm soát, mở đập Thanh Liệt đưa nước về trạm bơm Yên Sở, hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ, khu vực quận Hà Đông.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để điều ḥa nước hợp lư giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội bằng cách khai thác hết công suất các trạm bơm nội thành; vận hành các trạm bơm nông nghiệp hỗ trợ tiêu nội thành; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo vận hành trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu nước sông Nhuệ; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong phân luồng, điều tiết giao thông.
|
Xuân Hưng
|