R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Đua nhau lên chùa thiền để tĩnh tâm...
Trước đây, việc t́m đến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật chủ yếu là người già, th́ nay xu hướng lên chùa ngồi thiền lại được truyền bá và du nhập rộng răi trong xă hội.
Hàng loạt câu lạc bộ, nhóm tu hành theo tông phái Thiền của giới trẻ xuất hiện với sự tham gia đông đảo của cánh mày râu.
Hàng ngh́n người tham gia cá nhóm tu tập thiền. Cả nhà cùng đi... thiền
Ngồi thiền là một trong số những kiểu tu hành của đạo Phật. Qua thực tế cho thấy, ngồi thiền không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó c̣n giúp con người cân bằng được cuộc sống và nhận thức được những việc đúng sai. Thế nên, việc lên chùa ngồi thiền hay thiền tại gia được giới trẻ hiện đang rất quan tâm, đặc biệt là cánh mày râu.
Anh Hoan, cựu sinh viên của trường Học viện Kỹ thuật Quân sự tâm sự: "Tôi nghe nói ngồi thiền là kiểu ngồi thả lỏng cơ thể giống như tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ nên tôi thấy thích và muốn đi tập. T́nh cờ gặp người bạn cũ đang tham gia câu lạc bộ Thiền nên tôi đă nhờ giới thiệu cho ḿnh tham gia cùng. Giờ ngoài thời gian cho công việc hàng ngày tôi tập luyện thiền ở chùa hoặc ở nhà".
Có cùng niềm đam mê, anh Nguyễn Cần, nhân viên thiết kế đồ hoạ của một công ty thời trang tại Hà Nội chia sẻ: "Trước kia tôi là một tay chơi có hạng, rượu chè, vũ trường, quán bar tôi đă từng trải qua hết. Thế nhưng một ngày cảm thấy cuộc sống quá ồn ào, xô bồ nên tôi đến chùa để t́m sự tĩnh lặng. Lâu dần tôi thấy thích cái không khí thanh tịnh của cửa chùa và t́m đến với thiền thông qua t́m hiểu thông tin trên Internet. Giờ mỗi tuần tôi lên chùa ngồi thiền 3 buổi, thiền đă ăn sâu vào cuộc sống của tôi, giúp tôi có sự cân bằng trong tâm hồn".
Nhiều người theo Đạo Tràng (lên chùa ngồi thiền) cho biết Thiền đă giúp họ cảm thấy thanh thản, b́nh yên, giúp họ hiểu được đạo lư trong cuộc sống, ứng xử với mọi người tốt hơn. Điều quan trọng là thiền giúp mọi người học được chữ nhẫn.
Nói về điều này, anh Tài (Khương Trung - Thanh Xuân - HN) cho biết: "Trước kia tôi rất nóng tính, không hài ḷng hay bực ḿnh điều ǵ là tôi nổi giận đùng đùng. Thế nên ở cơ quan, tôi luôn bị đồng nghiệp xa lánh. Nhưng từ ngày lên chùa ngồi thiền, tôi đă học được chữ Nhẫn và nhận thấy hành động nổi giận vô cớ của ḿnh trước đây là không đúng. Từ đó tôi thay đổi hẳn tính nết, được mọi người trong công ty tin tưởng, yêu quư".
Không chỉ một ḿnh lên chùa, một số người c̣n rủ cả gia đ́nh, bạn bè cùng ngồi thiền. Trường hợp của anh Tài là một ví dụ, tuần nào anh cũng dẫn bạn gái lên chùa ngồi thiền. Anh cho biết thêm: "Mới đầu bạn gái tôi chưa hiểu, nhưng lâu dần cô ấy đă thật sự say mê thiền, sống điềm đạm và có trách nhiệm với cuộc đời hơn".
Bỏ người yêu, quyết không bỏ thiền!
Trao đổi với PV báo Nguoiduatin.vn, đại đức thích bản quyền, trụ tŕ chùa Đắc (Hải Pḥng) cho rằng: "Việc giới trẻ ngày nay năng đến chùa ngồi thiền là một việc rất đáng trân trọng. Bởi khoa học đă chứng minh, ngồi thiền có tác dụng rất lớn, nó không chỉ có tác dụng chữa bệnh, lưu thông khí huyết mà c̣n giúp con người cân bằng được cuộc sống.
Việc lên chùa ngồi thiền ở các tỉnh thành miền Bắc c̣n khá mới mẻ. Nhưng dù tu tập theo phương pháp nào th́ tất cả đều hướng đến một kết quả chung là xoá bỏ những ồn ào, vội vă, phiền toái để trở lại trạng thái tĩnh lặng, giữ cái tâm ổn định. Để làm được điều này là cả một quá tŕnh khổ luyện, gian nan".
Theo đại đức thích bản quyền, khi mới bước vào tu tập thiền, người tu gặp khó khăn trong việc luyện tư thế ngồi. Để vắt được hai chân lên nhau và ngồi im một trạng thái trong thời gian khá dài từ 35 phút trở lên, nhiều người đă bị đau khắp cơ thể. Thêm vào đó, để thả lỏng được cơ thể cũng là chuyện không dễ. Nhiều người sau một thời gian dài luyện tập vẫn không thể ngồi thiền đúng phương pháp. Không ít người đành ngậm ngùi bỏ cuộc hoặc chuyển sang tu tập theo phương pháp khác.
Anh Đức Tuấn (Đống Đa - Hà Nội), người từng theo tu tập thiền chia sẻ: "Ban đầu tôi được bạn bè giới thiệu lên chùa ngồi thiền để cân bằng cuộc sống nhưng việc tập thiền quá khó và tôi cũng không thể tập trung tâm trí hoàn toàn cho nên đành bỏ cuộc, chuyển sang tập yoga".
Khác với Tuấn, nhiều người tu thiền c̣n gặp phải sự phản đối từ phía gia đ́nh, người thân bởi nhiều người sau khi tu tập thiền lại muốn từ bỏ cuộc sống đời thường để xuất gia. Tuy nhiên, để đạt nguyện vọng, họ phải có duyên với con đường phật pháp và phải có ư chí mạnh mẽ. Trên thực tế, số này rất nhỏ, đa phần họ t́m đến thiền với mục đích tĩnh tâm.
Đặc biệt, một số người tu thiền c̣n chọn người yêu phải có cùng niềm yêu thích thiền, nếu như bạn gái không thích, bản thân họ không thuyết phục được th́ đành ngậm ngùi chia tay chứ không bỏ thiền. Bởi khi bước vào con đường tu tập thiền, họ không thể dành nhiều thời gian cho những việc đi chơi, hẹn ḥ lăng mạn với bạn gái như những người b́nh thường được.
"Tiêu chí chọn người yêu của tôi trước hết phải là người có chung sở thích, niềm đam mê với ḿnh. Nếu người tôi yêu thương không thích lên chùa ngồi thiền th́ tôi sẽ thuyết phục tới cùng. Trong trường hợp không thuyết phục được th́ đành phải chuyển sang đối tượng khác, dù rất đau khổ", anh Tuấn cho biết thêm.
Trao đổi với PV báo Nguoiduatin.vn, các chuyên gia xă hội học, tâm lư học đều cho rằng, việc giới trẻ đang có xu hướng chuyển từ tu tập thiền sang xuất gia do giác ngộ đạo là một việc làm ích kỷ, có thể tốt với bản thân nhưng chưa tốt với xă hội.
Theo thạc sỹ tâm lư Nguyễn Thu Thảo, nếu ai cũng đi tu như vậy th́ lấy đâu ra người để làm việc, để cống hiến cho gia đ́nh, xă hội? Vị chuyên gia này cũng khuyên các bạn trẻ hăy suy nghĩ thật kỹ, cuộc sống vẫn c̣n nhiều sự lựa chọn và phấn đấu, không hẳn lên chùa mới là sự giải thoát.
Cần cân bằng giữa tu tập và cuộc sống
Theo quan điểm của T.S Lưu Hồng Minh, trưởng khoa Xă hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: "Tu tập thiền để cân bằng cuộc sống là rất tốt nhưng không nên tuyệt đối hoá quá mức. Bởi khi xuất gia, bản thân người tu hành chỉ tập trung cho việc tu hành của ḿnh mà không thể chú ư đến các việc khác trong xă hội... Do đó cần có sự cân bằng giữa việc tu tập và cuộc sống, công việc".
| Vân Thanh
|