Sau khi thông xe 2 cầu vượt nhẹ tại nút giao Thái Hà - Chùa bộc và Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng, TP Hà Nội đă ngay lập tức cho khởi công thêm cầu vượt thứ 3, đồng thời loan báo sẽ tiếp tục thi công thêm rất nhiều cầu vượt khác. Liệu có quá nóng vội?
Nguy cơ phá vỡ kiến trúc của thành phố?
Thực tế cho thấy, do được đầu tư quá gấp, hoặc một lư do nào khác, 2 cây cầu vượt nhẹ vừa khánh thành chỉ mới mang lại cho người dân Thủ đô được cảm giác giải thoát nạn ùn tắc giao thông (UTGT) tại 2 nút giao này.
Tuy nhiên, xét ở góc độ cảnh quan kiến trúc, sẽ là quá xấu nếu nh́n ở mọi góc độ tại 2 ngă tư này.
Tại sao TP Hà nội không tổ chức một cuộc thi về kiến trúc cho từng cây cầu vượt, để nó đảm bảo mục tiêu phù hợp với cảnh quan ngay tại nút giao đó? Sau khi có kết quả rồi mới tiến hành tổ chức đấu thầu công tác thiết kế.
Hàng loạt cây cầu vượt dành cho người đi bộ là bản sao của các cây cầu vượt bộ hành của TP Thâm Quyến, Quảng Châu (Trung Quốc).
Sau khi thông xe 2 cầu vượt nhẹ tại nút giao Thái Hà - Chùa bộc và Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng, TP Hà Nội đă ngay lập tức cho khởi công thêm cầu vượt thứ 3, đồng thời loan báo sẽ tiếp tục thi công thêm rất nhiều cầu vượt khác. Liệu có quá nóng vội?
Tại các TP này, cầu vượt bộ hành được bố trí tại các đại siêu thị, nhà máy lắp ráp cấu kiện điện thoại...
Hà Nội cũng đă bố trí các cây cầu vượt tại các vị trí có đông người như trước cổng trường Đại học (ĐH Giao thông vận tải, ĐH Quốc gia), Bệnh viện (BV Bạch Mai...). Tuy nhiên, nếu qui hoạch thành phố Hà Nội chỉ rơ sau năm 2012 sẽ di dời các trường ĐH, bệnh viện ra khỏi nội đô, th́ lúc đó các cây cầu vượt này có c̣n phù hợp?
Tương tự như vậy, qui hoạch giao thông Hà Nội hiện tại đáp ứng cho bao nhiêu dân số?
Sau 5-10 năm nữa, khi cơ cấu, qui hoạch giao thông được định h́nh lại, th́ các cây cầu vượt nhẹ có phải tháo dỡ? Kiến trúc của Thủ đô, lại là Thủ đô ngàn năm văn hiến như Hà Nội mặc nhiên phải khác so với kiến trúc của một thành phố công nghiệp như Thâm Quyến hay Quảng Châu của Trung Quốc? Buồn thay, thực tế đă cho thấy điều ngược lại.
Rơ ràng, cảnh quan kiến trúc của 2 ngă tư Thái Hà - Chùa Bộc và Láng - Huỳnh thúc Kháng là hoàn toàn khác nhau, nhưng 2 cầu vượt đă được thiết kế y chang nhau (chỉ khác nhau về tổng mức đầu tư, do yếu tố địa chất, xử lư kết cấu móng).
Rồi đây, nếu cứ 'bổn cũ soạn lại', liệu Hà Nội có một cầu vượt nào khác với nét kiến trúc riêng không?
Tôi tin là không thể, nếu cách làm của Hà Nội vẫn tư duy cũ. Rất có thể, sắp tới sẽ có cả chục cây cầu vượt giống nhau, được bố trí khắp TP Hà Nội, và nó sẽ là nguyên nhân phá vỡ cảnh quan, kiên trúc chung của thành phố.
Cầu vượt nhẹ có phải là “cây đũa thần”?
Theo nguyên tắc, khi đặt một cây cầu vượt tại 1 ngă tư, ḍng phương tiện theo một chiều sẽ không bị xung đột, do đó tốc độ lưu thông qua nút giao sẽ tăng lên, số điểm xung đột giảm xuống, nên bài toán ùn tắc giao thông tại nút đó coi như được giải quyết.
Tuy vậy, ḍng xe này sẽ chạy nhanh hơn đến một ngă ba, hoặc một ngă tư kế tiếp và khi đó, nút giao kế tiếp sẽ chịu áp lực giao thông lớn hơn thường lệ, và ùn tắc giao thông tại nút giao đó sẽ trở nên quá tải, và v́ vậy bài toán chống ùn tắc giao thông xét về mặt tổng thể đă không giải quyết được.
Thực tế đă chứng minh, sau 2 tuần đưa 2 cầu vượt nhẹ vào khai thác, số vụ và thời gian ùn tắc tại các nút giao kế cận 2 ngă tư này đă tăng lên.
Rơ ràng, giải pháp cầu vượt nhẹ chỉ là giải pháp t́nh thế và không phải là 'cây đũa thần' trong việc 'điều trị nạn ùn tắc' một cách tổng thể.
Tổng mức đầu tư cho các cầu vượt nhẹ thấp do 2 nguyên nhân chính: Không tốn chi phí giải phóng mặt bằng, thi công nhanh và đặc biệt do tải trọng thiết kế thấp nên chi phí cho kết cấu móng hạ đáng kể.
Tuy vậy, nếu cứ sa vào cách lư giải là 'tiết kiệm chi phí' do có thể tháo lắp dễ dàng, th́ dễ bị nhầm, bởi kết cấu có thể được sử dụng lại (sau khi tháo lắp) chỉ là một phần của kết cấu thượng bộ cầu, chiếm chi phí nhỏ so với tổng giá trị dự án.
Toàn bộ móng cầu, mặt cầu sẽ không thể tái sử dụng.
Cần cân nhắc, tính toán khi áp dụng đại trà
Tất cả các vấn đề nêu trên cần phải được tính toán bởi các nhà chuyên môn, các nhà làm qui hoạch.
Và v́ vậy, việc xây bao nhiêu cây cầu vượt nhẹ, tại các nút giao nào, cần phải được tính toán dựa trên bài toán qui hoạch giao thông tổng thể cho Thủ đô, chứ nhất quyết không thể thấy nút nào tắc, có đủ không gian là làm cầu vượt nhẹ.
Không nên lặp lại bài học cũ, khi xây xong cầu vượt Ngă T Vọng, Tp Hà Nội vội vàng vay tiền để đầu tư cầu vượt Ngă Tư Sở... rồi đến khi có ư định xây đường vành đai 2, lại đau đầu xem có phải đập bỏ?
Giải pháp cầu vượt nhẹ chỉ là giải pháp t́nh thế và không phải là 'cây đũa thần' trong việc 'điều trị nạn ùn tắc' một cách tổng thể?
Cần phải thấy rơ là nạn ùn tắc giao thông ở Hà Nội có 6 nhóm nguyên nhân chính, bao gồm: Cơ cấu quy hoạch chưa hợp lí, hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện giao thông cá nhân tăng cao không kiểm soát được, thiếu cơ chế khuyến khích phát triển giao thông công cộng, năng lực quản lí giao thông c̣n hạn chế và ư thức tham gia giao thông của người dân c̣n kém.
Mỗi nguyên nhân này là nhóm các vấn đề, ràng buộc lẫn nhau nên để giải quyết lại càng phức tạp. Do đó, việc giải bài toán chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội không thể thực thi một sớm một chiều và đương nhiên, cầu vượt nhẹ chỉ là giải pháp t́nh thế, áp dụng cục bộ cho 1 vài nút giao thông, chứ nhất quyết không thể là giải pháp chính được.
TS Hồ Tuấn Sỹ /VNN