Hồ Xuân Hương, một danh thắng quốc gia ở Đà Lạt, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học đă “bắt bệnh” nhưng vẫn chưa thể “bốc thuốc” chữa dứt bệnh cho hồ.
Từ đầu năm đến nay, nhiều du khách đến với thành phố hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) phải lắc đầu ngao ngán bởi hồ Xuân Hương lại nổi bọt, đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi tanh nồng nặc rất khó chịu.
Thắng cảnh thành... “thảm cảnh”
Trước đó, đầu tháng 2.2012, người dân địa phương và du khách đă chứng kiến cảnh tượng chưa có tiền lệ: cá ở hồ Xuân Hương bỗng nhiên chết trắng hàng loạt dạt vào chân cầu Ông Đạo và khu vực nhà hàng Thanh Thủy. Mùi thối từ xác cá phân hủy kết hợp với mùi hôi tanh của tảo lam khiến thắng cảnh quốc gia hồ Xuân Hương trở thành “thảm cảnh” trong con mắt du khách.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/khacy/20120425/H1_T8A_Ho_Xuan_Huong.JPG) |
Cá chết hàng loạt ở hồ Xuân Hương. (Ảnh: C.L) |
Một công nhân chuyên vớt rác trên hồ Xuân Hương cho biết vào những ngày Đà Lạt nắng đều, lặng gió tảo lam bùng phát thành “dịch”, nổi đặc quánh cả mặt nước, kết thành từng tảng lớn dày tới hơn 1cm, nặng nhất là đoạn gần cầu Ông Đạo. Sau mỗi lần chèo thuyền ra gom rác vào những ngày có tảo lam nổi mạnh, về nhà anh thường bị đau đầu, ăn cơm mất ngon bởi phải ngửi quá nhiều mùi hôi tanh từ việc tảo lam phân hủy.
Điều đáng nói, những nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Xuân Hương đă được một số cơ quan có trách nhiệm tại Lâm Đồng chỉ ra cách đây đă nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại đến nay vẫn chưa có cách chặn đứng những nguồn ô nhiễm này.
Theo PGS.TS Lê Xuân Thám, Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng, không phải đến bây giờ mọi người mới chứng kiến cảnh tượng hồ Xuân Hương xuất hiện tảo lam đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi tanh. Thật ra, “căn bệnh” trên đă xuất hiện ở hồ Xuân Hương cả chục năm nay. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đă chi nhiều tỷ đồng cho các nhà khoa học “bốc thuốc” để điều trị dứt điểm “căn bệnh nan y” này nhưng hiệu quả đem lại không như mong đợi.
Bó tay với ô nhiễm?
Gần đây nhất, vào đầu năm 2010, Lâm Đồng quyết định tháo cạn nước hồ Xuân Hương để thay nước, tiến hành nạo vét ḷng hồ, xây lại bờ kè, mở rộng cầu Ông Đạo, tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng. Cuối năm 2010, người dân địa phương và du khách vui mừng khi chứng kiến nước hồ Xuân Hương đă trong xanh trở lại sau gần 1 năm bị tháo cạn trơ đáy. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau những mảng tảo lam khổng lồ lại lu lù xuất hiện trên mặt hồ Xuân Hương (đoạn gần cầu Ông Đạo) cùng mùi hôi tanh nồng nặc theo gió xộc lên khiến cho mọi người phải lắc đầu ngao ngán.
![](http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/khacy/20120425/H2_T8A_Ho_Xuan_Huong.JPG) |
Công nhân đang thu vớt tảo xanh đặc quánh trên mặt hồ Xuân Hương. (Ảnh: Cửu Long) |
Tại cuộc hội thảo “T́m những giải pháp xử lư bền vững ô nhiễm hồ Xuân Hương” được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào đầu tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước hồ Xuân Hương gây ra t́nh trạng phú dưỡng nước hồ khiến tảo lam xuất hiện ngày càng dày đặc, bốc mùi hôi tanh làm ảnh hưởng tới mỹ quan của hồ là do nguồn chất thải từ sân Golf Đà Lạt. PGS.TS Lê Xuân Thám cho biết sau khi sử dụng bảo vệ mặt cỏ sân golf, một khối lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích và phân bón không kịp tan ngấm xuống đất và theo nước mưa (hoặc nước tưới) chảy thẳng ra hồ Xuân Hương nên đă gây ra t́nh trạng phú dưỡng nguồn nước nghiêm trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tảo lam sinh trưởng.
Bên cạnh đó, một lượng chất thải nông nghiệm từ phía thượng nguồn có lưu vực đất canh tác rộng khoảng 2.800ha cũng theo ḍng chảy đổ về hồ sau mỗi trận mưa làm cho hồ nước thơ mộng này trở thành nơi chứa đựng chất thải nông nghiệp chưa qua xử lư. Một nguyên nhân khác cũng góp phần làm hồ Xuân Hương ô nhiễm là phần lớn những mương nước thải chảy qua các khu dân cư chung quanh vẫn chưa được xử lư đă đổ thẳng vào hồ. Trong khi đó, một số ḷ giết mổ trên đường Phan Chu Trinh (cách hồ khoảng 2km) cũng đă đẩy chất thải ra hồ Xuân Hương qua đường mương nước.
Sân Golf Đà Lạt tiếp giáp gần như toàn bộ phía Đông và Đông Bắc hồ Xuân Hương. Với diện tích rộng tới 65ha, quy mô 18 lỗ, mặt cỏ tại sân Golf đạt tiêu chuẩn quốc tế này đang được chăm sóc đặc biệt nên hằng năm đă sử dụng một khối lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Theo báo cáo của CLB Golf Đà Lạt, tổng lượng phân bón các loại được sử dụng trong năm 2011 là 9.087kg. Ngoài ra, c̣n hàng trăm kg thuốc trừ sâu, chất kích thích cũng đă được đơn vị chủ quản sử dụng để chăm sóc, bảo vệ mặt cỏ sân Golf.
|
Cửu Long - ĐấtViệt