“Nếu đề xuất cấm ô tô cá nhân chỉ thuần túy trong giao thông - khi các phương tiện đều có quyền b́nh đẳng như nhau th́ nghe có vẻ hợp lí, nhưng xem xét sâu xa th́ giải pháp cấm 5x5 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền KT - XH của đất nước”.
PGS TS. Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
nh́n nhận như vậy về đề xuất giải pháp cấm ô tô cá nhân 5 giờ trong ngày và 5 ngày trong tuần (5x5) của cựu phi công quân sự Mai Trọng Tuấn đang được Chính phủ giao Hà Nội và TP.HCM nghiên cứu.
Cấm xe ô tô con 5x5 - “5 giờ trong ngày (sáng và chiều) và 5 ngày trong tuần (từ thứ Hai đến thứ Sáu) không cho xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố” - đề xuất này của cựu phi công Mai Trọng Tuấn vừa đưa ra đă nhận được nhiều phản hồi từ các chuyên môn trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo PGS. TS Nguyễn Quang Toản, trong hệ thống các phương tiện giao thông th́ ô tô chiếm 1 tỷ lệ nhỏ so với xe máy, nhưng ô tô có vai tṛ rất lớn. Trong bối cảnh giao thông hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM th́ nếu cấm ô tô th́ chắc chắn đường sẽ đỡ tắc hơn, nhưng đằng sau giải pháp này là hàng loạt vấn đề lớn có ảnh hưởng đến xă hội, đất nước.
Nếu cấm ô tô th́ hoạt động KT-XH của đất nước sẽ bị ảnh hưởng PGS. TS Nguyễn Quang Toản cho rằng Hà Nội có ùn tắc giao thông nhưng chưa ùn tắc đến mức phải cấm ô tô, nếu 3-4 năm nữa nh́n lại th́ sẽ thấy hiện Hà Nội vẫn là thông thoáng. Vị PGS. TS này cũng đặt ra hàng loạt vấn đề và câu hỏi về việc có đáng phải cấm ô tô chưa? Đây có phải là việc nên làm không? Và nếu cấm th́ cấm đến bao giờ?
“Hà Nội là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của cả nước; là trung tâm dịch vụ, thương mại và lao động trí óc chứ không phải là trung tâm của sản xuất. Người đi ô tô con trong giờ hành chính đều là đi làm việc chứ không phải họ dùng xe để đi chơi, trong khi mọi người đều có quyền đi lại, mọi phương tiện đều b́nh đẳng như nhau th́ việc cấm xe ô tô con v́ mục tiêu nhường đường cho xe máy lưu thông là chuyện bất hợp lí.” - PGS TS. Nguyễn Quang Toản cho hay.
Nói tiếp về việc cấm ô tô, ông Toản cho rằng có thể thí điểm cấm 1-2 ngày chứ không thể cấm 1-2 tháng. “Khi Hà Nội tổ chức sự hiện ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, việc phân luồng cấm xe ô tô, xe máy trong 2-3 không được đi vào khu vực diễn ra ngày diễn ra sự kiện là chuyện đă và đang làm được, nhưng nếu cấm 1-2 tuần th́ sẽ có vấn đề và thấy hậu quả ngay.” - ông Toản phản biện.
Hơn nữa, với đề xuất 5x5 th́ có thể dùng biện pháp hành chính để ép buộc một số xe con biển trắng, nhưng với xe biển xanh là chuyện không thể bởi đây là phương tiện công vụ đặc biệt đi làm nhiều việc quan trọng của đất nước, b́nh thường chúng ta c̣n phải nhường đường cho xe này đi làm nhiệm vụ chứ nói ǵ đến chuyện sẽ cấm để động viên họ đi taxi.
“Nếu đề xuất cấm ô tô cá nhân chỉ thuần túy trong giao thông - khi các phương tiện đều có quyền b́nh đẳng như nhau th́ nghe có vẻ hợp lí, nhưng xem xét sâu xa th́ giải pháp cấm 5x5 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền KT-XH của đất nước. Cấm th́ dễ nhưng khắc phục hậu quả như thế nào? Cần phải tôn trọng quyền tự do đi lại và quyền lựa chọn phương tiện của người dân để đảm bảo mức độ phát triển KT-XH năng động và ngày càng cao, như vậy mới có động lực, có tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng” - PGS TS. Nguyễn Quang Toản phân tích.
Ô tô chiếm tỷ lệ nhỏ trong hệ thống phương tiện giao thông nhưng đóng vai tṛ quan trọng
Vị PGS TS này cũng lưu ư đến sự thay đổi của hạ tầng giao thông và văn hóa giao thông không thể trong một sớm một chiều, v́ thế để cải thiện t́nh h́nh giao thông hiện nay th́ cần thiên về những giải pháp trước mắt có thể thực hiện được ngay dù là nhỏ, như: làm cầu vượt nhẹ tại các nút giao thông trọng điểm, tăng cường xe buưt công cộng, khơi thông một số con đường có lưu lượng lớn... để giúp người dân thích nghi với t́nh h́nh, chứ không nên quá chú trọng đến những giải pháp dài hơi mà không hiệu quả.
Cũng theo PGS TS. Nguyễn Quang Toản, giải pháp duy nhất có thể giảm được ùn tắc là người dân nên động viên nhau ít ra đường, khi ra đường th́ tự lo lấy chuyến đi của ḿnh, nhường nhịn nhau mà đi th́ sẽ không ùn tắc.
Đồng t́nh với quan điển này,
TS. Nguyễn Xuân Thủy - nghiên cứu sinh về quản lư giao thông đô thị tại Tiệp Khắc (cũ), nguyên cán bộ Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) khẳng định chỉ nên hạn chế ô tô chứ không nên cấm ô tô lưu thông trong trung tâm thành phố, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Ông Thủy cho biết: “Phương tiện giao thông hoạt động là thể hiện sự phát triển của nền kinh tế, nếu không cho phương tiện hoạt động th́ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cấm ô tô con hoạt động 5 tiếng đồng hồ/ngày và 5 ngày/tuần th́ nền kinh tế đầu năo của đất nước sẽ bị đ́nh trệ. Trên thế giới không có nước nào cấm ô tô mà họ chỉ hạn chế để chống ùn tắc mà thôi”.
Dẫn dắt về vấn đề này, ông Thủy không đồng t́nh với giải pháp chống ùn tắc 5x5, thậm chí đặt ra vấn đề nếu cứ không quản lư được mà thực hiện cấm là hết sức vô lí. Muốn giảm tai nạn giao thông cũng thực hiện cấm th́ sẽ không bao giờ xảy ra tai nạn nữa, nhưng cứ cấm và cấm th́ xă hội, đất nước sẽ vận động, phát triển như thế nào?
“Một phần Hà Nội có thể ùn tắc giao thông nhưng kinh tế vẫn hoạt động, vẫn phát triển, c̣n hơn cấm 5 tiếng liền để cả trung tâm Thủ đô sẽ không hoạt động và không tạo nên hiệu quả xă hội, nền kinh tế đất nước bị ḱm hăm sự phát triển chỉ v́ lí do chống ùn tắc” - ông Thủy nhấn mạnh.
Mọi người đều có quyền tự do đi lại và quyền b́nh đẳng lựa chọn phương tiện
Trong khi đó,
ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam xét đến yếu tố pháp luật khi đề xuất cấm đoán phương tiện th́ phải cân nhắc kỹ lưỡng.
“Tôi không đồng t́nh với đề xuất giải pháp 5x5, khi xảy ra ùn tắc mà chưa xử lư được th́ không thể cấm một loại h́nh phương tiện hoạt động (ô tô) để nhường đường cho loại h́nh khác thỏa sức đi (xe máy), điều đó là phi thực tế. Mọi người dân đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn phương tiện cho ḿnh, vấn đề là đi như thế nào mà thôi.” - ông Hùng cho hay.
Ông Hùng cũng chỉ rơ, nếu cấm ô tô cá nhân, không cho xe cá nhân vào trung tâm thành phố th́ chắc chắn taxi sẽ tăng lên, taxi tăng lên th́ sẽ tiếp tục ùn tắc và c̣n nhiều vấn đề nảy sinh khác liên quan đến hoạt động xă hội.
“Nếu so sánh giữa đề xuất 5x5 và đề xuất thu phí phương tiện đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm để hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông Vận tải th́ tôi cho rằng giải phải của Bộ Giao thông Vận tải là hợp lí và linh hoạt hơn. Với giải pháp này, ai đi th́ nộp tiền, không đi th́ không phải nộp tiền, điều này vẫn đảm bảo quyền đi lại của người dân mà không đưa người dân vào thế bị cấm đoán, bị mất quyền tự do đi lại.” - ông Hùng cho biết thêm.