Đỗ Hữu Phương sinh tại Chợ Đũi, Sài G̣n. Ông được Pháp phong chức Tổng Đốc nên thường được gọi là Tổng Đốc Phương. Ở chức việc này, Đỗ Hữu Phương không bỏ qua cơ hội để làm giàu, làm trung gian để các thương gia hối lộ cho viên chức Pháp. Nhờ vậy, sự nghiệp của ông trở nên đồ sộ nhất nh́ ở Sài G̣n thời bấy giờ.
Đỗ Hữu Phương sinh vào cuối tháng 6/1841 tại Chợ Đũi, Sài G̣n. Ông là con của Bá hộ Khiêm, một người giàu có đất Nam Kỳ lúc đó với con gái một vị quan người Quảng Nam vào Nam Kỳ làm Tri phủ.
Ngày 17/2/1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định, Đỗ Hữu Phương lên Bà Điểm, Hóc Môn lánh thân và chờ thời. Sau khi Đại đồn Chí Ḥa thất thủ vào tháng 2/1861, Đỗ Hữu Phương nhờ cai tổng Đỗ Kiến Phước ở B́nh Điền dẫn về giới thiệu với Francis Garnier, lúc bấy giờ đang làm tham biện hạt Chợ Lớn và được nhận làm cộng sự.
Cũng từ đây, cuộc đời giàu có của Đỗ Hữu Phương cũng gắn liền với việc thăng quan tiến chức của ông trong chính quyền bộ máy thực dân.
Ngă tư Đỗ Hữu Phương ngày trước
![](http://phunutoday.vn/dataimages/201204/original/images664855_Nga_tu_Do_Huu_Phuong_ngay_truoc_Phunutoday.vn.jpg)
Ngă tư Đỗ Hữu Phương ngày trước.
Sài G̣n Chợ Lớn ngày ấy được chia ra làm 20 hộ. Đỗ Hữu Phương được chính quyền Pháp cho làm Hộ trưởng rồi lần lượt đảm nhận các chức vụ khác nhau. Tuy thế, Đỗ Hữu Phương được đánh giá là người rất khôn ngoan.
Đỗ Hữu Phương chỉ trực tiếp tham gia vài trận cho người Pháp tin cậy. Vậy nên, uy tín của Đỗ Hữu Phương được tăng lên nhanh chóng. Tháng 7/1866, tham dự trận đánh đuổi Hai Quyền, con Trương Định lúc bấy giờ đang lănh đạo nghĩa quân làm chủ Bà Điểm, Hốc Môn. Tháng 11/1867, cùng Tôn Thọ Tường đi Bến Tre để chiêu dụ hai cậu con trai ông Phan Thanh Giản là Phan Liêm và Phan Tôn. Tháng 6/1868, xuống Rạch Giá dẹp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
Nghĩa quân chống trả quyết liệt, Đỗ Hữu Phương suưt chết. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà Đỗ Hữu Phương được cất nhắc lên các chức vụ cao hơn. Vào tháng 7/1867, Đỗ Hữu Phương được bổ làm Đốc phủ sứ Vĩnh Long. Nhiệm vụ chính của Đỗ Hữu Phương là do thám những hoạt động chống đối Pháp ở vùng Chợ Lớn, Cần Giuộc và Tân An.
Nhưng khác với Lănh Binh Tấn và Trần Bá Lộc, trong lúc đi ḍ xét, ông Phương tỏ ra khéo léo, tránh gây thù oán công khai, nhờ đó mà bề ngoài thấy ông Phương hiền lành, cứu người này, bảo lănh người kia. Trong khi đó, ông vẫn rất được ḷng quân Pháp. Đến năm 1872, Đỗ Hữu Phương được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Và năm 1879, Đỗ Hữu Phương làm phụ tá Xă Tây Chợ Lớn cho Antony Landes.
Từ khi giữ chức việc này, Đỗ Hữu Phương với bản tính khôn ngoan và nhanh nhẹn của ḿnh đă thường ngầm làm trung gian để giới thương gia người Hoa hối lộ cho các viên chức Pháp.
Vị trí trung gian này là những món quà, số tiền khổng lồ từ các thương lái Trung Quốc dần được đổ vào túi Nguyễn Hữu Phương. Nhờ vậy, mà ông giàu lên nhanh chóng, uy thế lên cao đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam c̣n ghé nhà ông ăn uống. Và cũng trong chính dịp này, Đỗ Hữu Phương đă chứng tỏ sự nhanh nhạy của ḿnh khi ngay sau chuyến ghé nhà của quan toàn quyền, ông đă được cho khẩn trương sở hữu đất ruộng lớn đến 2.223 mẫu.
Trong đời làm quan của Đỗ Hữu Phương có một lần ông bị mất tín nhiệm v́ xin chứa chấp Thủ Khoa Huân ở trong nhà ḿnh. Nguyễn Hữu Huân và Đỗ Hữu Phương vốn là bạn từ thời thơ ấu. Ông Huân sinh năm 1830 và đỗ đầu khoa thi Hương năm 1852 nên được gọi là Thủ khoa Huân. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ th́ ông cũng giống như nhiều sĩ phu khác là tham gia kháng Pháp. Ông từng sát cánh chiến đấu bên các lănh tụ nghĩa quân Trương Định, Vũ Duy Dương, tức Thiên hộ Dương, Âu Dương Lân. Đến năm 1864, ông bị Pháp bắt và kết án khổ sai, đày đi Cayenne thuộc địa của Pháp tại Nam Mỹ.
Ở tù được 5 năm, Thủ khoa Huân được Pháp ân xá nhờ Đỗ Hữu Phương bảo lănh và xin chứa chấp ở trong nhà để giám sát. Đồng thời đề nghị phía Pháp cho ông Huân làm giáo thụ dạy các sinh đồ vùng Chợ Lớn để lôi kéo họ về phía Pháp. Tuy nhiên, về phía Thủ Khoa Huân, ông đă lợi dụng hoàn cảnh, trong suốt 3 năm, bí mật liên lạc với các Hoa kiều trong Thiên Địa hội. Họ mua một thuyền vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa nhưng việc vỡ lở, Thủ khoa Huân trốn khỏi nhà Đỗ Hữu Phương về Mỹ Tho cùng với Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa lần thứ ba vào năm 1872.
Hai năm sau, Đỗ Hữu Phương và Trần Bá Lộc đưa quân Pháp truy bắt Thủ khoa Huân. Ông chạy thoát nhưng 3 tháng sau th́ bị Pháp bắt. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1875, Pháp cho tàu chở Thủ khoa Huân xuôi ḍng Bảo Định về Mỹ Tịnh An và hành quyết ông lúc 12 giờ trưa. Về sự việc này, học giả Vương Hồng Sển có lời viết rằng: “Tiếng rằng “hiền”, là hiền hơn ông kia (chỉ Lănh Binh Tấn), chớ xét ra một đời mâu thuẫn: lấy một tỷ dụ là đối với Thủ Khoa Huân. Che chở cũng y (ám chỉ Đỗ Hữu Phương), đem về nhà đảm bảo và cấp dưỡng cũng y, mà rồi bắt nạp cho Tây hành h́nh cũng y nốt.
Nhà dọn nửa Tây nửa Ta, năm căn đố lương thành vọng gỗ quư chạm lọng khéo léo, trước nhà có sân rộng chưng toàn cây kiểng gốc (cây thế), ngó mặt ra một con kinh nay đă lấp… Ngôi nhà nầy nay đă dỡ, đất th́ bán cho khách Tàu xây nhà chọc trời làm tửu quán, cao lầu và rạp ciné. Chỉ chừa một khuỷnh để làm nơi thờ phượng.
![](http://phunutoday.vn/dataimages/201204/original/images664857_Do_Huu_Phuong_Phunutoday.vn.jpg)
Đỗ Hữu Phương.
Mấy chục năm về trước, cờ bạc c̣n thạnh hành, vua đổ bác, “Thầy Sáu Ngọ” nhiều tiền, mướn đấy làm chỗ hốt me ăn thua ức vạn. Nghĩ cho con cháu rân rát, đỗ đạt thành danh, mà từ đường chứa đầy tiếng thô tục, nước bọt và đờm xanh, có phải chăng là căn quả?”.
Về phía Đỗ Hữu Phương, nhờ thành tích, nhờ được ḷng quan trên, mà Đỗ Hữu Phương vẫn ung dung, vẫn ngày càng giàu thêm, được thưởng tam đẳng bội tinh, thăng Tổng đốc hàm và tiếp tục nhận được nhiều ưu đăi khác. Đến năm 1878, ông được qua Pháp dự hội chợ quốc tế. Năm 1881, ông được gia nhập quốc tịch Pháp rồi qua Pháp chơi, thăm các con đang du học, hai lần vào những năm 1884 và 1889.
Trong tài liệu của Pháp mang kư hiệu SL. 312 ở Cục lưu trữ Nhà nước 2, có đoạn khen ngợi Đỗ Hữu Phương như sau: “Phương tích cực phục vụ cho sự nghiệp của nước Pháp, không chỉ với khả năng quân sự mà c̣n với sự hiểu biết tường tận về xứ này, đặc biệt là Chợ Lớn. Và cả với sự khôn khéo, Phương đă nhiều lần thuyết phục dụ hàng những đồng bào của ông ta. Cùng với Đốc phủ Ca, Tổng Phước, Lănh binh Tấn, Tổng đốc Lộc... ông ta là một trong những người giúp việc quư nhất cho các sĩ quan Pháp trong việc b́nh định xứ này và tổ chức các hạt.
Ông ta cố gắng tránh đổ máu trong lúc dập tắt nhiều cuộc nổi loạn gần đây. Ông ta đă xin chính phủ Pháp ân xá cho một số đông những đồng bào của ông đă cầm vũ khí chống lại chúng ta. Nhưng đối với những tên xúi giục nổi loạn, ông ta tỏ ra không thương xót: một trong những bạn hồi thơ ấu của ông là Thủ khoa Huân.
Huân lạm dụng ḷng tin của Phương, núp dưới danh nghĩa của Phương mà chiêu tập bè đảng. Phương xin được hành quân cùng và đă góp phần tích cực vào việc nă bắt tên phiến loạn này”.
Sự giàu có của Đỗ Hữu Phương không chỉ gắn liền với sự thăng quan tiến chức của ông ta trong chính quyền thực dân mà c̣n nhờ một người vợ hết sức đảm đang, chu toàn. Đỗ Hữu Phương có người vợ rất đảm đang họ Trần.
Sự nghiệp của Đỗ Hữu Phương trở nên đồ sộ nhất nh́ trong xứ cũng một phần là do tay phu nhân Trần thị gây dựng. Bà giỏi tài đảm đang nội trợ, một tay quán xuyến trong ngoài, làm của đẻ thêm ra măi, lại được trường thọ, mất sau chồng.
Khi Đỗ Hữu Phương mất, gia đ́nh tổ chức đám tang rất trọng thể. Thi hài của Đỗ Hữu Phương được quàn nửa tháng mới chôn. Hàng ngày có hàng trăm khách viếng. Tang gia cho vật trâu, ḅ, heo liên miên cúng và đăi khách. Báo Đông Phương tạp chí ra ngày 7 tháng năm 1914 có đăng một đoạn tả cảnh đám ma ấy như sau: “Đúng 4 giờ chiều một khắc nghe lệnh quan Vệ úy Thạch hô: “Bọt-tê-am!” (Portez armes!).
Thoạt thấy quan phó toàn quyền và quan nguyên soái Nam Kỳ đi giá (cáng) tới, vào nơi linh sàng phủ ủy ít lời. Kế học tṛ hô: “Triệt linh sàng!” . Tức th́ nhạc “fanfare” giọng bi ai trổi lên. Rồi động quan ra linh xa, chặn trước linh xa có bày các bàn phúng điếu treo trướng và tràng bông của thiên hạ đi đến có trên vài trăm cái”. Thế mới biết, sự giàu có của Đỗ Hữu Phương lớn đến cỡ nào.
Theo Phunutoday