Cấm vận vũ khí với TQ: Trống xuôi, kèn ngược (kỳ 1)
Trong khi nhiều quốc gia thành viên EU mong muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí trong hơn 20 năm qua với Trung Quốc, ḍng dư luận phản đối điều này lại đang có xu thế lấn lướt.
Điểm lại lệnh cấm vận
Năm 1989, sự kiện Thiên An Môn tại Trung Quốc tạo ra làn sóng phản đối quốc tế mạnh mẽ, khiến nhiều nước thông qua các biện pháp trừng phạt với Bắc Kinh, bao gồm lệnh cấm buôn bán, trao đổi vũ khí.
Về phía cộng đồng chung châu Âu, trong tuyên bố về thiết lập lệnh cấm vận chỉ đơn giản một câu: “Trong t́nh h́nh hiện tại, Hội đồng châu Âu nghĩ rằng, cần thiết thông qua những biện pháp sau: chấm dứt quan hệ về hợp tác quân sự giữa các nước thành viên với Trung Quốc, thực hiện lệnh cấm buôn bán vũ khí với nước này”.
Kể từ đó, lệnh cấm trao đổi vũ khí của EU được coi là biểu tượng của sự phản đối, chứ không phải là một công cụ nhằm thay đổi hành v́ của Bắc Kinh. Tuyên bố năm 1989 chỉ là một cam kết chính trị mà các chính phủ các nước EU có nghĩa vụ phải nêu cao tinh thần của tuyên bố.
Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khiến các nước phương Tây phẫn nộ.
Ảnh minh họa: Eastbook.eu
Thế nên, giải thích một cách chính xác, thực ra các thành viên EU không bị cấm về mặt luật pháp đối với việc bán hạng mục quân sự cho Trung Quốc. Những hạn chế về xuất khẩu vũ khí không nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà là thể hiện một thông điệp mạnh mẽ về các giá trị của châu Âu.
Ngoài ra, các tranh chấp giữa EU và Trung QUốc hầu hết liên quan đến quyền con người - rào cản đáng kể nhất ngăn trở hai bên.
V́ thế, chưa có một sự hiểu biểu thống nhất toàn khu vực về việc phải thực thi lệnh cấm vận này thế nào trên thực tế. Mỗi nước thành viên EU giải thích lệnh cấm theo luật pháp quốc gia, quy tŕnh ra quyết định…
Kể từ khi EU thiếu đi các thể chế ngoại giao mạnh mẽ, lệnh cấm buôn bán vũ khí với Trung Quốc được coi là sự tổng hợp các lệnh cấm trên, dẫn đến sự thiếu gắn kết và các phương pháp thực thi hữu hiệu.
Từ cuối năm 2003, Pháp đă duy tŕ một chiến dịch kêu gọi việc dỡ bỏ lệnh cấm vận. Cùng thời điểm này, nhiều nước khác như Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng bày tỏ sự đồng t́nh với đề xuất của Pháp.
Ngược lại, Anh liên tục phản đối dỡ bỏ lệnh cấm vận. Một số thành viên mới của EU thuộc Liên Xô cũ cũng về phe Anh, với lí do chung về vấn đề nhân quyền.
Tín hiệu dỡ bỏ lệnh cấm
Vào đầu năm 2011, châu Âu rộ lên thông tin về khả năng EU có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc áp dụng suốt 21 năm trước đó.
Một nguồn tin từ trụ sở EU tại Brussel cho hay: “Việc hủy bỏ lệnh cấm buôn bán với tất cả các loại vũ khí sát thương có thể diễn ra nhanh chóng”.
Việc thảo luận này trở thành chủ đề chính từ hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra từ tháng 12/2010. Các ư kiến nêu ra cho rằng, đây là rào cản cho quan hệ đối ngoại và an ninh giữa ahi phía.
Phía Trung Quốc bày tỏ sự tán đồng. Phát ngôn viên của Trung Quốc tại EU nói: “Lệnh cấm vận đă lỗi thời và không c̣n phù hợp với quan hệ đối tác EU – Trung Quốc".
Đấu đá
Phe ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận
Phe ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận nhấn mạnh, việc duy tŕ nó làm phức tạp hóa quan hệ EU-Trung Quốc cũng như phủ nhận một phần nỗ lực của EU trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh. Đại diện Trung Quốc cũng đồng t́nh với luận điểm này và tỏ ư bất b́nh khi bị xếp chung với các nước chịu lệnh cấm vận của EU như Sudan, Zimbabwe, Myanmar. Các tài liệu từ phía Trung Quốc kêu gọi EU dỡ bỏ nó.
Ngoài ra, những người ủng hộ cho rằng, trên thực tế lệnh cấm này được thực thi một cách yếu ớt, giống như miếng xốp với nhiều chỗ thủng. Cụ thể, theo thống kê của EU, Pháp đă cung cấp một giấy phép công ty trong nước thực hiện hợp đồng trị giá 199 triệu euro bán máy bay quân sự và thiết bị cho Trung Quốc.
Lệnh cấm vận không được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả.
Ảnh minh họa: wikipedia.
Không chỉ có Pháp là nước dẫn đầu doanh số bán hành cho Bắc Kinh, các thành viên khác của EU, trong đó gồm cả Anh, bán cho Trung Quốc các thiết bị đa dụng mà phần lớn sử dụng vào mục đích quân sự.
Sức ép thương mại cũng là một thành tố thúc đẩy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận. Trong t́nh thế khủng hoảng kinh tế toàn cầu với tốc độ phát triển chậm, tỉ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước thành viên EU, do đó các Chính phủ và công ty của các nước này rất mong muốn xóa bỏ các rào cản xuất khẩu. Và thậm chí, ngay cả nếu họ không bán vũ khí cho Trung Quốc, các lănh đạo vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ “tưởng thưởng” cho nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm như việc tăng cường mua hàng hóa của châu Âu.
Nói chung, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất thế giới với tỉ lệ dự trữ ngoại hối lên đến 3,2 ngh́n tỉ USD. Châu Âu muốn Bắc Kinh sử dụng một vài phần trong số dự trữ khổng lồ này để giúp b́nh ổn đồng euro và hỗ trợ sự hồi phục cho các nền kinh tế EU.
Thương mại trong lĩnh vực công nghiệp quốc pḥng cũng là lí do mạnh mẽ. Việc cắt giảm ngân sách quốc pḥng với phần lớn các nước châu Âu trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng của họ làm giảm cơ hội buôn bán nội địa với nhiều công ty quốc pḥng EU. Trong khi đó, bạn hàng Mỹ vẫn là một người mua “miễn cưỡng” các sản phẩm quân sự của EU.
Thế nên, việc bán cho Trung Quốc sẽ giúp các công ty quốc pḥng duy tŕ lực lượng lao động, đạt được hiệu suất về quy mô kinh tế và bù đắp chi phí R&D qua việc sản xuất thương mại số lượng lớn.
Nhiều ư kiến ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Một lí lẽ khác của phe phản đối lệnh cấm là họ lo ngại nó sẽ khuyến khích Trung Quốc tự phát triển nghiên cứu quân sự trong nước, tăng cường khả năng sản xuất và dĩ nhiên sẽ giảm các lợi thế chiến lược của các nước phương Tây trong các lĩnh vực thế mạnh từ trước đến nay. Các nhà phân tích của phương Tây cũng sẽ khó theo sát được sự phát triển về khả năng của vũ khí Trung Quốc.
Thế nên, nếu dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ mở rộng doanh số bán vũ khi cho Trung Quốc, khiến Chính phủ nước này không có nhiều động lực theo đuổi chính sách phát triển quốc pḥng nêu trên.
Tuy nhiên, một điểm chung là hầu hết những người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận đều không hy vọng EU sẽ bán nhiều vũ khí chính cho Trung Quốc một khi lệnh cấm không c̣n. Mục đích chính của nó chỉ là nhằm b́nh thường hóa quan hệ haiphía bằng cách loại bỏ một lệnh cấm thiếu hiệu quả và gây khó chịu. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn có thể mua sắm các công nghệ kép có thể áp dụng cho các mục đích quân sự.
Mạnh Thắng (tổng hợp)
theo đv