Tên lửa Triều Tiên sẽ rơi trúng Trung Quốc?
Triều Tiên sẵn sàng cho vụ phóng vệ tinh từ một thung lũng miền Tây Bắc nước này – động thái được phương Tây cáo buộc nhằm phô trương khả năng tấn công vào nước Mỹ của B́nh Nhưỡng.
Trong một động thái hiếm hoi, các phóng viên được phép tiếp cận với Trung tâm phóng vệ tinh Sohae, gần biên giới với Trung Quốc, nơi mọi công đoạn đang gấp rút được hoàn thành để tên lửa Unha-3 cao tới 30m và vệ tinh của nó sẵn sàng đảm nhiệm sứ mệnh sắp tới.
“Tư lệnh tối cao Kim Jong-un đă ra một quyết định cực kỳ táo bạo. Đó là lư do tại sao các bạn được phép tiếp cận địa điểm phóng tên lửa", Giám đốc của Trung tâm phóng vệ tinh Sohae, Jang Myong Jin diễn giải với các nhà báo nước ngoài.
Triều Tiên cho hay tên lửa sẽ được phóng vào tuần này, chỉ mang theo một vệ tinh thời tiết. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc đây là một thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Các chuyên gia quân sự hàn Quốc cho rằng Unha-3 gần giống với tên lửa đạn đạo ba tầng nhiên liệu lỏng được Triều Tiên bắn thử năm 2009 và cuối cùng rơi trên vùng biển Nhật Bản sau hành tŕnh bay 3.800km. Họ tin Tên lửa đạt được phạm vi lớn hơn 6.7000 km và có thể mang khối lượng chất nổ tới 1.000 kg.
Vụ phóng vệ tinh kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Kim Nhật Thành lần này sẽ là dấu mốc đánh dấu việc Trung tâm phóng vệ tinh Sohae được đưa vào hoạt động.
Tên lửa Unha-3 tại Trung tâm phóng vệ tinh Sohae. Ảnh minh họa:
armytimes.
B́nh Nhưỡng thay đổi địa điểm phóng tên lửa sang Sonhae và địa điểm mới này nằm về phía Tây bán đảo Triều Tiên, giúp làm giảm nguy cơ mảnh vỡ các tầng phóng có thể rơi xuống vùng biển Nhật Bản, điều từng xảy ra trong cuộc phóng thử nghiệm năm 2009. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn triển khai đại bác nhằm để bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Trước đó, trong một bức thư gửi Tổ chức Hàng hải quốc tế, Triều Tiên thông báo tầng động cơ thứ hai của tên lửa đẩy Unha-3 dự kiến sẽ rơi trên vùng biển phía Tây Philippines, cách bệ phóng tại Sonhae 3.000km. Tầng động cơ thứ nhất sẽ rơi cách bờ biển phía Tây Hàn Quốc 140km, giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Nếu tên lửa Unha-3 Triều Tiên không thành công trong việc tách tầng phóng thứ 3 - th́ nó có thể lập lại những ǵ đă xảy ra trong năm 2009. Khi đó, Triều Tiên thực hiện cuộc phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy Unha-2, hai tầng phóng đầu tách đúng theo dự định nhưng tầng phóng thứ ba đă gặp trục trặc và cuộc phóng thất bại. Nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng, cuộc phóng thất bại năm 2009 sẽ giúp Triều Tiên cải thiện công nghệ và năng lực để sản xuất một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, vài chuyên gia khác lại tin rằng có nguy cơ cao Unha-3 sẽ rơi xuống khu vực đông đúc dân cư. Và đó rơ ràng là một thảm họa.Nguy hiểm lớn nhất là khả năngng hệ thống điều khiển xảy ra sự cố, dẫn đến t́nh huống tên lửa Triều Tiên rơi vào lănh thổ Trung Quốc, đồng minh ruột của nước này.
“Dĩ nhiên, luôn tồn tại một nguy cơ khủng khiếp, đó là một vài thiết bị không hoạt động và dẫn tới thảm họa… Kịch bản tồi tệ nhất chính là tên lửa Triều Tiên rơi xuống lănh thổ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc nếu nó mất sự kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ này cực thấp”, ông Markus Schille, một chuyên gia về tên lửa Triều Tiên cho hay.
Bạch Dương (theo Reuters)