“Hôm đó, dượng cho em ăn sáng, cho thuốc ngủ rồi đưa em lên xe. Khi tỉnh dậy em thấy ḿnh nằm trong một ngôi nhà, cùng với 2 chị nữa...".
“Hôm đó, dượng cho em ăn sáng, cho thuốc ngủ rồi đưa em lên xe. Khi tỉnh dậy em thấy ḿnh nằm trong một ngôi nhà, cùng với 2 chị nữa. Sau đó, một người phụ nữ xuất hiện, nói cho em biết ḿnh đă bị dượng bán đi và từ nay em phải ở đây tiếp khách”, cô ngậm ngùi nhớ lại.
Bị bán vào nhà chứa khi mới 14 tuổi
Bước vào pḥng làm bóng của Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, nơi lao động, học nghề của những chị em đă từng nghiện ma túy và hành nghề mại dâm, tôi vô cùng ấn tượng trước cô bé có nước da trắng, khuôn mặt trái xoan, giọng nói nhẹ nhàng và đôi mắt buồn xa xăm như lúc nào cũng có thể rơi lệ. Đặc biệt, em không yêu cầu “đừng đăng ảnh” như những nhân vật cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên, tôi cũng không thể v́ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của tôi không cho phép.
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/laiha/2012_03_16/tam-su-dang-long-giaoduc.net.jpg3443344343.jpg)
“Em chỉ mong nhanh chóng được về với các em mà thôi. Em sẽ ở quê làm ruộng hoặc kiếm một công việc b́nh thường để làm, nuôi chúng ăn học tử tế. Đây là một bài học đắt giá đối với em. Em không muốn cuộc đời sau này của các em ḿnh cũng rơi vào cảnh tủi nhục như ḿnh nữa”. Ảnh minh họa
Cô bé có một cái tên thật đẹp, Nguyễn Thị Đài Trang. Sinh năm 1992, thôn Hà Xá, xă Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Lúc Trang mới 7 tháng tuổi v́ nhà quá nghèo, người cha không chấp nhận sự túng bấn nên bỏ mẹ con Trang mà đi. Vài năm sau, mẹ Trang đi bước nữa và có thêm một bé trai. Tuy cùng mẹ khác cha, song chị em Trang rất yêu thương nhau.
Đôi mắt đẹp, buồn xa xăm, em nghẹn ngào kể cho tôi nghe về cái ngày định mệnh đánh dấu cho quăng đời đầy nước mắt. “Năm đó em 14 tuổi. Một hôm dượng đưa em xuống huyện, cho em ăn sáng rồi cho em uống thuốc ngủ. Khi tỉnh dậy em thấy ḿnh nằm trong một căn pḥng đă bị khóa cùng với hai chị nữa. Lúc này, bà chủ cho biết em đă bị bố dượng bán vào đây và công việc của em là phải tiếp khách. Ban đầu, em không chịu nên bị mắng, bị đánh và bị bỏ đói. Đến ngày thứ năm, em phải nhắm mắt tiếp khách theo ư bà chủ. Thế là, mới tuổi 14, cái tuổi mộng mơ, em đă khoác lên ḿnh vết nhơ cuộc đời”, Trang ngậm ngùi nhớ lại.
Trang kể lại những năm tháng đen tối của đời ḿnh: Ba chị em cùng cảnh ngộ được xếp chung một pḥng, các tấm phoóc - mi – ca tạo thành ba buồng riêng để tiếp khách. Lần đầu tiếp khách, Trang vô cùng sợ hăi. Sau này, ḍ hỏi em biết ḿnh đang ở Suối khoáng Kim Bôi, Ḥa B́nh. Hàng ngày, ba chị em phải tiếp khách bất kể ngày hay đêm. Trong suốt quăng thời gian ở đây, ba chị em bị đối xử như tù giam lỏng, không được bước chân ra ngoài. Mọi sinh hoạt cá nhân đều thực hiện trong căn pḥng chung. Đồ dùng sinh hoạt, áo quần đều được bà chủ mua cho. Ai tiếp được nhiều khách th́ được mua nhiều đồ hơn. Hôm nào không có khách th́ bị mắng chửi và bị bỏ đói. Trang là người ít tuổi nhất nên có nhiều khách, v́ thế cũng được chăm sóc tốt hơn. Hàng ngày, ba chị em chỉ được tiếp xúc với nguồn sáng bên ngoài duy nhất qua một ô cửa sổ. Nh́n thấy người, muốn kêu cứu cũng không được v́ xung quanh là chân tay của bà chủ.
Nhưng rồi cái này mong ước ấy cũng đă đến, đó là ngày bà chủ bị bắt. Trang và hai cô gái được bước chân ra ngoài, nhưng lại bị tạm giam để điều tra. Được sự làm chứng và bảo đảm của người quản lư nơi bị bắt và ép đi tiếp khách, Trang và hai cô gái ấy được trở về nhà sau hai tháng tạm giam.
Nước mắt ngày trở về
Sau 4 năm lưu lạc, Trang trở về nhà, thay v́ viễn tưởng sum họp gia đ́nh, cô lại phải gánh chịu thêm những sóng gió mới. Đón Trang không phải mẹ mà là một người đàn ông đứng tuổi và một cô bé chứng 7-8 tuổi. Sau phút ngỡ ngàng, Nghĩa – cậu em trai cùng mẹ với Trang cho biết người đàn ông này là chồng thứ ba của mẹ c̣n cô bé kia là Lan, con riêng của mẹ với người đàn ông ấy. Mẹ Trang đă mất v́ căn bệnh tiểu đường. Bố dượng mới nói với Trang: “Hôm nay là giỗ đầu mẹ mày, c̣n ngôi nhà này, ngày mai người ta dọn đến ở, chúng mày không được sống ở đây nữa. Mày về rồi th́ tao trả hai đứa em cho mày, mày nuôi được th́ nuôi, không nuôi được th́ tao bán, có người sắp tới đưa chúng nó đi rồi đấy. Ngôi nhà này th́ chúng mày đừng có mơ. C̣n mẹ mày, mày thờ được th́ thờ, không thờ được th́ bỏ”.
Sau đó người đàn ông nhẫn tâm quăng hết đồ đạc của ba chị em ra ngoài. Lan ôm chân đ̣i theo bố th́ bị bố phũ phàng đánh đập. Thấm thía cuộc sống khi bị bán đi, Trang xin mang em đi, có đói khổ ǵ th́ chị em cùng nhau rau cháo nuôi nhau. Thế là ba chị em Trang bị đẩy ra khỏi căn nhà của ḿnh (ngôi nhà này trước kia ông bà ngoại để lại cho mẹ Trang), chỉ kịp mang theo một ít áo quần và di ảnh của mẹ.
Ông bà ngoại Trang đă mất từ lâu, lúc c̣n sống cũng chỉ sinh được ḿnh mẹ Trang, nên ba chị em không c̣n chỗ nào để dựa dẫm, phải đi thuê nhà để ở. Hàng ngày Trang nhận hàng thêu về làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Bố đẻ của Nghĩa (bố dượng đă bán Trang) nghe nói Trang về liền t́m đến chỗ ba chị em ở, đ̣i số vàng mẹ Trang đă gửi lại cho cô. Trang không trả th́ ông ta lại quay ra đ̣i đưa Nghĩa đi và dọa nạt đánh đập hai đứa trẻ. Nghĩa quyết không đi theo bố: “Ngày trước bố cũng bán con đi nhưng mẹ đă chuộc con về, giờ con không đi với bố nữa”. Cả Lan và Nghĩa đều quyết đi theo chị, dù no đói, sướng khổ, ăn cơm ngô cơm sắn cũng ở với chị, chỉ cần chị không bán chúng đi hoặc đưa vào trại trẻ mồ côi. Người bố nhẫn tâm hậm hực ra về.
Trang ở nhà làm thuê nuôi hai em được 2 năm, sau đó nghe lời rủ rê của một người cùng làm thêu lên Sơn La làm quán café mong sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Hai em của Trang đă biết tự lo cho bản thân và chăm sóc nhau nên Trang nhờ chị hàng xóm để ư giúp, c̣n hàng tháng về thăm và mang tiền về cho hai em sinh hoạt.
Sẽ không để các em giống ḿnh…
Tháng đầu tiên lên Sơn La, Trang làm việc lau dọn và bưng bê café. Chị chủ quán thấy Trang xinh xắn và trắng trẻo nên gọi Trang lên và gợi ư cho Trang cách kiếm tiền dễ dàng: Đi khách. Ở đây không đi khách lung tung mà chỉ đi khách VIP. Nghĩ rằng dù sao cũng đă một thời gian làm công việc này, hơn nữa lại c̣n hai đứa em ở nhà đang chờ mang tiền về nên Trang nhắm mắt đồng ư.
Lần đi khách đầu tiên được “bo” hai triệu đồng, bà chủ hào phóng chia cho Trang triệu rưỡi, những lần sau đó chia thế nào th́ Trang không biết, đưa bao nhiêu Trang nhận bấy nhiêu. Sau bảy tháng làm ở quán café, Trang tiết kiệm được mười bốn triệu đồng và xin nghỉ để về đi mổ tim cho cô em gái cùng mẹ khác cha. Ở nhà chăm em được ba tháng, sức khỏe của em hồi phục dần, Trang lại khăn gói lên Sơn La tiếp tục công việc để trả nốt năm triệu phải vay mượn thêm khi điều trị cho em. Tuy nhiên, sau hơn một tháng, ngày 18/12/2011, Trang bị công an bắt giữ khi đang hành nghề tại nhà nghỉ Tường Sinh. Ngay sau đó, Trang được chuyển sang Trung tâm Giáo dục, lao động tỉnh Sơn La để phục hồi nhân phẩm và tạo công ăn việc làm.
Trong những ngày ở Trung tâm, lúc nào cũng nghĩ đến những tháng ngày đă qua, cảm thấy ê chề cho bản thân và ân hận v́ đă lựa chọn cho ḿnh một con đường sai lầm. Trang nghẹn ngào: “Em chỉ mong nhanh chóng được về với các em mà thôi. Em sẽ ở quê làm ruộng hoặc kiếm một công việc b́nh thường để làm, nuôi chúng ăn học tử tế. Đây là một bài học đắt giá đối với em. Em không muốn cuộc đời sau này của các em ḿnh cũng rơi vào cảnh tủi nhục như ḿnh nữa”, Trang nói trong nước mắt.
Sẽ thật khó khăn với Trang khi em không có người thân bên cạnh để giúp đỡ, động viên trong cuộc sống. Song sự có mặt của hai đứa em và việc phải nếm trải những bất hạnh cuộc đời khiến Trang thấy thận trọng cuộc sống này hơn.
Theo Hồng Thơm/Đời sống và Pháp luật