Cà phê được xem là thức uống không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Các quán cà phê mọc lên như nấm ở khắp nơi. Điều thú vị là tụ điểm nào cũng nườm nượp khách từ sớm tới tối. Nhiều người coi thức uống có vị ngọt đắng nồng đượm này như “cơm ăn ba bữa”. Họ chính là những tín đồ cà phê thứ thiệt…
Đó là những nhận xét mở đầu cho bài viết thú vị của trang Sohu.com (Trung Quốc) về thói quen thưởng thức cà phê của người Việt. Sau đây là nội dung bài viết.
"Cà phê phin – thú chơi độc đáo
Đặc trưng trong cách thưởng thức cà phê của người Việt là nhâm nhi cà phê phin. Người ta dùng chiếc phin nhôm nhỏ xinh như chiếc bát, cho bột cà phê vào phin, rồi dùng nắp gài ấn nhẹ cà phê, cuối cùng là đổ nước nóng vào. Cà phê lúc này ngấm nước sẽ từng giọt từng giọt chảy xuống phần cốc phía dưới. Cà phê càng đậm chảy càng chậm. Bạn có thể cho thêm chút sữa và vài cục đá vào cốc cà phê. Người Sài G̣n đặc biệt thích cà phê sữa đá. Nhiều người có thói quen chào ngày mới trong quán cà phê rồi mới tới công sở.
Cách pha cà phê phin rất đặc trưng của người Việt.
Sở dĩ cà phê trở thành thức uống vô cùng phổ biến tại Việt Nam bởi nó có giá rất rẻ, chủng loại phong phú, lại đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Chỉ với số tiền tương đương 2 NDT, bạn cũng có thể nhâm nhi một cốc cà phê nơi vỉa hè. Tại bến xe hay trong công viên c̣n xuất hiện những “quán cà phê di động”. Người bán tay cầm bịch chứa đầy cà phê dạng túi, tay bưng âu đựng đá rao vặt khắp nơi. Khách hàng gọi xong tự t́m chỗ nghỉ ngơi nhâm nhi từng ngụm.
Một quán cà phê có phong cách trang trí khá độc đáo.
Sự phong phú của các quán cà phê kéo theo muôn kiểu phục vụ. Tại một số nơi c̣n trưng bày tranh ảnh và các tác phẩm nghệ thuật để khách hàng thưởng ngoạn. Thậm chí, c̣n có tụ điểm cà phê dành riêng cho dân văn nghệ sĩ hoặc giới kinh doanh. Tại khu vực miền Nam, người ta nghĩ ra loại h́nh cà phê vơng. Chủ hàng dùng những chiếc vơng vải giăng mắc trong quán, khách vào đây vừa nhâm nhi cà phê vừa nghỉ ngơi thư giăn.
Cà phê gắn với chuyện đời
Đặc trưng nổi bật trong thú thưởng thức cà phê của người Việt ấy là tùy nơi tùy lúc. Bạn bè tụ tập chuyện tṛ, ngồi xem một trận cầu, đối tác kư kết hợp đồng, hay thi nhân t́m nguồn cảm hứng sáng tạo…đều t́m tới các quán cà phê. Thậm chí, những trái tim đang vỡ tan v́ thất t́nh cũng trốn chạy tới đây để “mượn cà phê tiêu sầu”. V́ vậy mà, cà phê đă len lỏi đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống người Việt. Trong âm nhạc, trong sách vở, trong những tác phẩm hội họa, đâu đâu cũng có dấu ấn của thức uống đậm đà này. Nhiều blogger c̣n lấy biệt danh gắn liền với cà phê, nào là “cà phê sữa”, “cà phê Việt Nam”…
Một tụ điểm uống cà phê rất đông khách tại Việt Nam.
Người Việt tự lâu đă xem thói quen thưởng thức cà phê là một nét văn hóa đặc trưng khó lẫn. Thậm chí, nhiều người c̣n đặt cà phê vào mối tương liên với triết lư nhân sinh. Ví như cách nói: “Cà phê nên uống nóng, đừng để nguội mới hâm lại sẽ mất đi hương vị ngọt thơm ban đầu, thậm chí đắng ngắt. Đời người cũng vậy, phải biết trân trọng những ǵ đang có, những ǵ đă qua hăy cứ cho qua, đừng tiếc nuối hoài niệm, dằn vặt thân ḿnh” cũng được nhiều người vận dụng.
Cà phê chồn đăi khách quư
Được biết, cà phê du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp. Người Pháp khi vào Việt Nam đă khai phá rất nhiều đồn điền trồng loại cây này. Từ đó tới đây, Việt Nam trở thành xứ sở chuyên sản xuất cà phê. Người Việt cũng dần h́nh thành thói quen thưởng thức đồ uống này.
Cà phê chồn là loại đặc sản quư hiếm của Việt Nam. Ảnh: Amusingplanet.com.
Chủng loại cà phê của Việt Nam rất phong phú, nhưng hiện nay, nổi tiếng nhất là cà phê chồn. Đây là loại hạt do loài chồn ăn quả cà phê, không tiêu hóa được trong dạ dày rồi thải ra cùng với phân. Loại hạt này có mùi thơm rất đặc biệt, chủ yếu tập trung tại Việt Nam và Indonesia với sản lượng ít, giá thành đắt đỏ.
Là một trong những quốc gia hiếm hoi sở hữu loại cà phê quư hiếm này, Việt Nam với ḷng hiếu khách vốn có của ḿnh thường coi đây là đặc sản dùng để thết đăi bạn bè quốc tế".
Cát Miên (theo Sohu.com)