02-13-2012
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Giả định về một thế giới không có “sức mạnh Mỹ” (2)
Nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại ḥa b́nh mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa.
Giống như ông Arvind Subramanian và nhiều chuyên gia kinh tế khác đă chỉ ra, mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhiều. Trong quá khứ, nhóm nền kinh tế quy mô lớn nhất và thống trị thế giới cũng đồng nghĩa với giàu có nhất. Quốc gia nào mà người dân hiển nhiên chiến thắng trong hệ thống kinh tế không giới hạn thường không muốn theo đuổi chính sách bảo hộ và luôn muốn giữ hệ thống mở.
Lănh đạo Trung Quốc, đứng đầu một đất nước nghèo và vẫn đang phát triển, không thực sự muốn mở cửa nền kinh tế. Họ đă bắt đầu đóng cửa một số lĩnh vực, tránh cạnh tranh từ nước ngoài và nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy với nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.
Ngay cả nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan như ông Subramanian cũng tin rằng trật tự kinh tế tự do sẽ cần đến yếu tố đảm bảo trong một kịch bản mà Trung Quốc thực hiện quyền thống trị bằng cách đảo ngược chính sách trước đây hoặc không mở cửa một số lĩnh vực của nền kinh tế vốn hiện đă bị đóng kín quá mức.
Phần lớn thế giới chào đón sự thống trị kinh tế của Mỹ bởi Mỹ luôn tạo ra tiền cho các nước đối tác. Sự thống trị kinh tế thế giới của Trung Quốc sẽ được “chào đón” theo cách khác.
Không giống kỷ nguyên thống trị thế giới của người Anh và sau này đến người Mỹ, sức mạnh kinh tế tập trong vào một nhóm cá nhân hay tập đoàn, hệ thống của Trung Quốc giống như hệ thống thương mại của nhiều thế kỷ trước. Chính phủ tích lũy tài sản để đảm bảo cho hệ thống quản lư, chi tiền cho quân đội và hải quân nhằm cạnh tranh với nhiều thế lực khác trên thế giới.
Dù người Trung Quốc hưởng lợi nhiều từ trật tự kinh tế kinh tế mở, cuối cùng có thể họ có thể hủy hoại nó bởi họ ưu tiên đảm bảo tài sản của nhà nước và quyền lực đi kèm với nó. “Con ngỗng đẻ trứng vàng” cuối cùng có thể sẽ bị giết thịt bởi người ta không biết làm cách nào để giữ cho nó và chính họ cùng tồn tại.
Cuối cùng, sự ḥa b́nh giữa các cường quốc đă được duy tŕ trong suốt 6 thập kỷ qua sẽ như thế nào? Liệu nó có tồn tại được trong một thế giới hậu Mỹ?
Nhiều b́nh luận gia muốn kịch bản trên xảy ra cho rằng sự thống trị của Mỹ sẽ được thay đổi bởi sự ḥa thuận đa cực. Hệ thống đa cực xưa nay không ổn định cũng chẳng mang lại ḥa b́nh. Sự b́nh đẳng tương đối giữa các cường quốc là nguồn gốc của sự bất ổn dẫn đến nhiều tính toán sai lầm.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cuộc chiến giữa các cường quốc đă trở thành điều b́nh thường trong thế giới đa cực; có thể kể đến rất nhiều cuộc chiến tranh mang tính phá hủy trên phạm vi toàn châu Âu sau Cuộc Cách mạng Pháp và kết thúc với sự thất bại của Napoleon vào năm 1815.
Thế kỷ 19 nổi bật với hàng loạt cuộc chiến giữa các cường quốc kéo dài nhiều thế kỷ, nổi bật với một số cuộc xung đột chính. Cuộc chiến tranh Krym (1853 – 1856) có thể coi như một cuộc tiểu Chiến tranh Thế giới có sự tham gia của hơn 1 triệu người Nga, Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng quân sự từ 9 quốc gia khác. Hơn nửa triệu người chết và rất nhiều người bị thương. Trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), chính phủ hai quốc gia đă cử tới 2 triệu lính tham gia và trong đó nửa triệu người mất mạng hoặc bị thương.
Thời kỳ ḥa b́nh sau các cuộc xung đột trên nổi bật với căng thẳng và cạnh tranh căng cao, rất nhiều cuộc chiến nổ ra trên cả đất liền và vùng biển. Đỉnh điểm phải kể đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, cuộc chiến hủy hoại và gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử nhân loại. Như nhà khoa học chính trị Robert W. Tucker đă chỉ ra: “Chiến tranh vẫn là công cụ để đảm bảo cán cân quyền lực.”
Chẳng có lư do ǵ để tin việc trở lại thế giới đa cực trong thế kỷ 21 sẽ mang đến ổn định và ḥa b́nh nhiều hơn so với trong quá khứ. Kỷ nguyên thống trị của nước Mỹ đă cho thấy rằng chẳng có công thức nào mang lại sự ḥa b́nh cho các cường quốc hơn là sự chắc chắn về việc ai đang ở thế “bề trên”.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton trước đây khi rời Nhà Trắng đă luôn giữ niềm tin rằng nhiệm vụ quan trọng của nước Mỹ là tạo ra một thế giới mà chúng ta sống nhưng không c̣n là siêu cường duy nhất của thế giới, và rằng cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian mà nước Mỹ sẽ phải chia sẻ vơ đài với nước khác.
Ông không sai khi mong mỏi điều trên xảy ra. Thế nhưng liệu có làm được mọi chuyện không?
Trên phương diện an ninh, luật lệ và tổ chức trật tự quốc tế không tồn tại sự đi xuống của nhiều quốc gia không công nhận nó. Họ giống như giàn giáo xung quanh một ṭa nhà: Họ không đẩy ṭa nhà đứng vững mà ṭa nhà giữ cho họ đứng.
Nhiều chuyên gia về chính sách ngoại giao quốc tế coi trật tự quốc tế hiện tại như kết quả tất yếu của sự tiến hóa nhân loại, sự kết hợp của khóa học và công nghệ tiên tiến, kinh tế toàn cầu, các tổ chức quốc tế mạnh lên, phát triển nguyên tắc ứng xử quốc tế và dân chủ trong nhiều chính phủ.
Trật tự quốc tế không phải sự tiến hóa, nó là sự áp đặt. Nó là sự thống trị của tầm nh́n của nước này lên trên nước khác và trong trường hợp nước Mỹ, sự thống trị của ư tưởng thị trường tự do cũng như nguyên tắc dân chủ cùng với hệ thống quốc tế ủng hộ nó. Trật tự hiện tại chỉ có thể được duy tŕ miễn những ai ủng hộ và hưởng lợi từ nó duy tŕ mong muốn và có khả năng bảo vệ nó.
Nếu sức mạnh Mỹ đi xuống, tổ chức và luật lệ mà sức mạnh Mỹ ủng hộ nó cũng sẽ đi xuống. Hoặc cụ thể hơn, nếu lịch sử mang đến cho chúng ta một bài học, tất cả các yếu tố trên sẽ cùng sụp đổ khi chúng ta chuyển sang một thứ trật tự mới hoặc sự lộn xộn, mất trật tự. Cuối cùng chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại ḥa b́nh mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa – thế giới thực tế đă ch́m trong bất ổn như thế trước khi vị thế Mỹ được xác lập.
Ngọc Diệp
Theo TTVN/Economist,WSJ
|
|
|