Những động thái quân sự diễn ra dồn dập hơn trong những ngày này - khi mà cuộc chiến giữa Iran - Israel đang được cho là sắp nổ ra. Nhưng trước khi các cuộc đọ súng diễn ra thực sự, th́ đây đang là khoảng thời gian cân năo giữa cả hai bên.
Tàu chiến của Iran tại cảng Ả Rập - Xê Út
Hai chiếc tàu chiến của Iran đă cập cảng Jeddah của Ả Rập Xê Út. Các quan chức Iran cho biết động thái này nhằm mở rộng "sức mạnh của đất nước ra hướng biển" và "đối diện với làn sóng bài Iran".
Theo hăng tin của Iran, việc tàu tiếp tế Kharg và tàu khu trục Shaid Qandi cập cảng tại Biển Đỏ nhằm phụng sự mệnh lệnh của lănh đạo tối cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei.
"Sứ mệnh này nhằm thể hiện sức mạnh của Cộng ḥa Hồi giáo Iran hướng ra phía biển và để đối mặt với làn sóng bài Iran" - hăng thông tấn Fars trích lời chỉ huy hải quân Iran Admiral Habibollah Sayari.
Vị tư lệnh này nói thêm rằng sự mệnh này kéo dài khoảng 70-80 ngày, nhưng không nói cụ thể hướng di chuyển.
Tehran cho biết việc tăng cường sự hiện diện của Iran trong các vùng biển quốc tế một phần là do nhu cầu bảo vệ các tàu chiến của Iran khỏi nhóm cướp biển Somali. Đó là lư do tại sao các tàu này triển khai ở Ấn Độ Dương và Vịnh Aden vào năm ngoái.
Vào tháng 2/2011, lần đầu tiên Iran cũng điều các tàu hải quân tới Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez.
Hải quân Iran liên tiếp có các động thái trong khi mối quan hệ giữa họ và phương Tây ngày càng xấu đi. Quan hệ giữa Tehran và Ả Rập Xê Út cũng không lấy ǵ làm tốt đẹp, và quan hệ này lại càng tệ hơn khi Mỹ cáo buộc Iran chủ mưu vụ ám sát đại sứ của Ả Rập Xê Út tại Washington.
Và nếu như bấy nhiêu thôi vẫn là chưa đủ th́ quan hệ giữa Tehran và Riyadh càng xuống dốc sau khi các quốc gia Liên minh châu Âu đồng ư chấp thuận áp các lệnh trừng phạt lên xuất khẩu dầu mỏ của Iran nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran.
Đáp lại Iran cũng quả quyết với EU rằng họ chẳng sợ ǵ các lệnh cấm vận, và rằng EU sẽ phải gánh chịu hậu quả sau việc này. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út cũng nhanh chóng tận dụng cơ hội này để thế chỗ Iran, trở thành nhà cung cấp dầu cho EU.
Tehran đă kêu gọi Riyadh xem xét lại này, và b́nh luận rằng động thái này không hề "thân thiện".
Lệnh cấm vận dầu lửa của EU cũng làm tăng thêm căng thẳng ở eo biển Hormuz - huyết mạch sống c̣n cho việc vận chuyển dầu lửa tại Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman. Trước đó, Iran đă đe dọa phong tỏa eo biển này, và quyết tâm này càng được nhấn mạnh thêm khi các quan chức cấp cao nói rằng Iran có thể đóng cửa "hoàn toàn" eo biển Hormuz nếu như lệnh cấm vận này làm ngắt quăng việc xuất khẩu dầu thô.
T́nh h́nh quanh eo biển Hormuz và chương tŕnh hạt nhân Iran đă khiến cho Mỹ lo ngại, và Washington phải điều một đội tàu chiến vào vùng biển này. Trong khi đó, Anh và Pháp đă bày tỏ rằng họ sẵn sàng hỗ trợ cho hải quân Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn Iran phong tỏa eo biển Hormuz.
Phó Thủ tướng Israel cũng đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố rằng Iran đă thành công trong việc chế tạo tên lửa tầm xa, với tầm bắn có thể tới Mỹ. Những tuyên bố mới đây nhất này rất gần với quan điểm của Israel và các đồng minh của họ. Bởi họ đang cáo buộc Iran sử dụng ngành công nghiệp hạt nhân để che đậy các kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi Iran liên tiếp phủ nhận điều này.
Tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng trở nên rơ ràng hơn khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta nói rằng Israel có thể tấn công Iran trong vài tháng tới. Cuộc tấn công này được cho là có thể sẽ diễn ra trước khi Iran bước vào "khu vực miễn vào", tức là trước khi Iran có đủ thời gian để củng cố các cơ sở hạt nhân của họ nhằm đáp trả lại các cuộc tấn công từ phía Israel.
* Lê Thu (theo RT)