- Trong thời kỳ chiến tranh hiện đại, quân đội Mĩ luôn chú trọng tới chiến lược “không - hải chiến” để tung ra những đòn đánh phủ đầu giành cho đối phương. Tuy nhiên, để hoàn tất cuộc chiến thì lực lượng bộ binh vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Với mục tiêu dọn sạch “chiến trường” việc tăng cường sức mạnh bộ binh là một trong những điều kiện tiên quyết mà quân đội Mĩ không thể bỏ qua. Với mục tiêu xây dựng lực lượng bộ binh hiện đại, tinh nhuệ chính phủ Mĩ đã không tiếc tiền đầu tư nghiên cứu phát triển lực lượng tăng thiết giáp và dưới đây là 3 niềm tự hào của quân đội Mĩ.
1. Dòng xe Stryker
Stryker bao gồm hai phiên bản chính là phiên bản chở lính và phiên bản pháo di động. Trong đó phiên bản chở lính có thêm 8 phiên bản nữa. Thân xe Stryker phiên bản chở lính được chia làm hai phần, mỗi phần chiếm khoảng một nửa xe.
Phần phía trước chứa khoang động cơ, máy phát điện phụ trợ nằm bên phải và khoang lái cho lái xe nằm bên trái. Khoang lái gồm một ghế ngồi có thể gập ra sau, hệ thống lái gồm vô lăng lái trợ lực và một hách mở ra sau được tích hợp các kính quan sát.
Nhìn từ bên ngoài, trước đầu xe có một thanh thẳng đứng dùng để cắt các dây kẽm gai để bảo vệ lái xe khi xe lái ngang qua các dây kẽm gai. Phần phía sau là khoang chở lính gồm hai băng ghế đặt sát thành xe, quay mặt vào nhau, ở cuối khoang chở lính có một cửa sập lớn bao gồm một cửa nhỏ hơn mở ngang.
Dòng xe Stryker
Hai vị trí cuối cùng của hai băng ghế có hệ thống mở lên trên cho phép hai binh sĩ đứng lên chiến đấu. Ở giữ các băng ghế và thành xe cũng có một khoảng trống để chứa các vật dụng hàng hoá.
Bên trái vị trí của xa trưởng là vị trí của trưởng nhóm lính, người này có một màn hình điện tử chia sẻ thông tin với xa trưởng và một ngách mở ngang ở sườn trái xe giúp thoát ra trong trường hợp khẩn cấp.
Stryker là loại xe 8 bánh tự hành, mỗi bánh xe đều có lõi “run-flat” cho phép xe chạy ngay cả khi bị lủng 2-4 bánh, ngay cả khi 8 bánh bị lủng, Stryker vẫn có thể đi được một đoạn ngắn. Tốc độ di chuyển ổn định cao nhất là 60 dặm/h (96km/h) và tầm hoạt động 300 dặm (482km).
Thời gian để thay bánh hoặc chạy bằng lõi run-flat chỉ vào khoảng 135 phút. Tuy nhiên, khả năng di chuyển trên địa hình của Stryker bị hạn chế khi di chuyển trên địa hình phức tạp.
2. Dòng xe Bradley
Bố trí động cơ trên Bradley cùng với hệ thống truyền động được đặt ở bên phải (nếu nhìn từ phía sau xe) phía trước thân xe. Thiết kế này giúp tăng khả năng sống sót cho tổ lái khi xe bị trúng đạn từ các hướng khoảng 2-3h.
Mặt trước của Stryker.
Ngồi bên cạnh động cơ về bên trái là lái xe. Lái xe có một hệ thống lái khá đơn giản để sử dụng. Phía sau khoang động cơ và lái xe là khoang tháp pháo nằm chếch về bên phải chứa xạ thủ ở bên trái và xa trưởng ở bên phải.
Xa trưởng có các kính quan sát 360 độ và hệ thống cảm biến điện tử cho phép quan sát bên ngoài mà không cần phải dùng kính quan sát trong khi vẫn được bảo vệ từ phía trên khỏi đạn nổ trên không. Phần còn lại của xe được dùng để chở lính.
Tháp pháo đặt chếch về bên phải nên có một khoảng trống ở giữa khoang tháp pháo và thành bên trái xe. Khoảng trống này được dùng làm chỗ ngồi cho hai binh sĩ ngồi quay mặt vào nhau và có hai lổ châu mai để dùng.
Phía sau xe là một khoang lớn chứa 4 binh sĩ. 2 người ngồi bên phải sau khoang tháp pháo, quay mặt ra bên phải để dùng hai lỗ châu mai, 2 binh sĩ khác được ngồi quay mặt ra phía sau để dùng hai lỗ châu mai.
Phần khoang sau cũng được dùng để chứa đạn 25mm và 4 tên lửa Tow. Phía trên khoang này có một ngách mở lên cho phép nạp tên lửa Tow từ bên trong xe.
Để vào hay ra khỏi xe, binh sĩ có thể đi qua cửa sập hoặc cánh cửa nhỏ gắn vào cửa sập. Tuy nhiên, dòng xe này có hạn chế là việc tên lửa Tow dễ bị gây nhiễu dẫn đến tấn công “nhầm” vào quân mình, trong cuộc chiến tại Iraq, điều này đã xảy ra khi Tow đã tấn công nhầm vào xe tăng Abrams trong một trận hiệp đồng tác chiến bởi thiết bị gây nhiễu của quân đội Iraq.
3. Xe tăng Abrams
Động cơ của xe tăng Abrams là động cơ AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí. Động cơ turbine khí nhỏ hơn và có ít bộ phận hơn và ít ồn hơn so với động cơ piston có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ turbine khí tốn nhiều nhiên liệu hơn và toả nhiều nhiệt hơn so với động cơ piston.
Để khởi động, M1 (phiên bản mới của xe tăng Abrams) ngốn 34 lít xăng JP-8. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7s. Tốc độ di chuyển cao nhất trên địa hình gồ ghề cùa M1 là 48km/h. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong 7s trên đường.
Tốc độ di chuyển cao nhất trên đường trung bình khoảng 67 km/h cho phiên bản mang pháo 120mm. Tốc độ tối đa của M1 có thể cao hơn nếu không có thiết bị điều chỉnh vận tốc của động cơ.
Xe tăng Abrams.
Trọng lượng lớn (M1 nặng 57 tấn, trong khi xe tăng T-90 của Nga chỉ nặng 46,5 tấn) của xe khiến cho tốc độ di chuyển trên địa hình ẩm ướt và đất mềm cũng như khả năng vượt hào bị hạn chế nhiều, tuy nhiên nó giúp cho xe an toàn hơn khi lái trên địa hình ghồ ghề.
M1 không có hiện tượng bay lên khỏi mặt đất sau khi vượt qua chướng ngại vật như các xe tăng có trọng lượng dưới 50 tấn, thay vào đó, nó lướt qua chướng ngại, xích xe vẫn áp sát mặt đường.
Khi tiếp đất với kiểu bay, tổ lái nếu không mang đai an toàn có thể bị thương nặng ở đầu và cổ, nhưng với M1 thì không sao, điều này cho phép tổ lái của xe M1 linh hoạt và thoải mái hơn. Tuy nhiên, M1 vẫn có 1 điểm yếu là nó không có khả năng lặn sâu so với nhiều loại xe tăng khác.
Thái Yên
(Theo Wiki, USNI)