Từng đối mặt với pháo đạn quân thù, nhưng gần đây, ông Quang, giám đốc một bệnh viện huyện ở Hà Nam lại không dám đi hội họp, tới trường đón con hay gặp bạn bè... Lo ḿnh có thể đổ sụp bất cứ lúc nào, ông ngại cả đi cắt tóc nếu không có vợ ở bên.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/15/3f/hoang.jpg)
Ảnh minh họa: Authortameraelawrenc e.blogspot.com.
Ông Quang là một trong những bệnh nhân mắc chứng bệnh không hiếm nhưng khó chẩn đoán: rối loạn hoảng sợ.
Bệnh lạ này ập đến với ông nhiều năm trước. Khi ấy, đang đi bộ trên đường, ông bỗng khuỵu xuống, ôm ngực đau đớn khiến những người xung quanh tưởng ông lên cơn nhồi máu cơ tim liền đưa vào viện. Cơn hoảng sợ chỉ kéo dài chừng 10 phút rồi tự hết, nhưng ông cảm thấy nó như dài vô tận và đưa ḿnh tới tận địa ngục. "Tôi thấy nghẹt thở, chân tay ră rời, không thể cử động được", ông kể.
Vốn là một bác sĩ ngoại khoa, sau lần ấy, ông đă lên một bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội làm các xét nghiệm về tim mạch, nhưng kết quả là b́nh thường. Không thể yên tâm công tác, ông giao lại công việc cơ quan cho các phó giám đốc giải quyết rồi t́m tới các giáo sư, bác sĩ nổi tiếng thuộc các chuyên khoa từ tim mạch tới hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, chẩn đoán h́nh ảnh... nhờ khám và điều trị nhưng cũng chẳng mang lại kết quả.
Măi gần đây, trong một lần lấy hết can đảm nhờ vợ dẫn tới tiệm cắt tóc gần nhà, ông Quang vô t́nh nghe người chủ tiệm kể anh ta cũng từng mắc chứng bệnh như ḿnh. Theo lời giới thiệu của anh này, ông đă t́m gặp một bác sĩ tâm thần và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Sau hai tháng điều trị, ông đă b́nh phục hoàn toàn. Giờ đây ông vẫn phải uống thuốc pḥng tái phát nhưng đă tự tin vào bản thân ḿnh.
Tiến sĩ Bùi Quang Huy, trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, rối loạn hoảng sợ là một bệnh lư tâm thần, được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hăi vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm tưởng ḿnh sắp phát điên, sắp chết, mất kiểm soát bản thân dù vẫn nhận biết được mọi việc xung quanh. Họ thường b́nh phục chỉ trong ṿng 5-10 phút sau lên cơn, nhưng trong trạng thái vô cùng mệt mỏi.
Khi cơn này diễn ra nhiều lần ở một địa điểm nào đó sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác ám ảnh sợ khoảng trống. Nếu cơn hoảng sợ xảy ra ở chợ, người ta không dám đi chợ nữa, c̣n nếu nó ập đến ở bến xe, họ luôn muốn tránh xa bến xe... Dần dần, những người này luôn ngại ra ngoài, ngại đi một ḿnh, họ sẽ chỉ c̣n ở nhà, hoặc đi đâu phải có người thân đi cùng để có cảm giác được giúp đỡ. Khi bệnh trở nên măn tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, khả năng làm việc của người mắc.
Trường hợp chị Chu, vợ của một cán bộ cao cấp trung ương ở Cầu Giấy, Hà Nội là một điển h́nh. Đang khỏe mạnh, một hôm đi chợ, chị Chu bỗng thấy trống ngực đánh liền hồi như sắp vỡ tung, chân tay bủn rủn, rồi khụy xuống... "Khi đó, ḿnh vẫn biết mọi người xung quanh lao đến, ḿnh vẫn nghe được họ nói, nhưng chẳng thể ngóc đầu lên hay mở miệng ra được. Cả cơ thể như không thuộc về ḿnh nữa", chị kể.
Lần ấy, khi được đưa đi cấp cứu, bác sĩ không t́m được bệnh chính xác, đoán là chị bị suy nhược cơ thể, thiếu máu hay huyết áp thấp... và khuyên nên ăn uống nghỉ ngơi tốt. Nhưng từ sau đó, việc chị sợ nhất là... đi chợ, dù nơi đó vốn rất thân thuộc, và chỉ cách nhà vài trăm mét.
Và vài tháng sau, cơn "chết đi sống lại" - như chị gọi - quay lại mỗi ngày một thường xuyên hơn. Ám ảnh nỗi sợ ḿnh sẽ phát điên, sẽ chết mỗi lần lên cơn, chị Chu nghỉ làm, không dám đi đâu, suốt ngày ngồi nhà. Chị được gia đ́nh đưa đi nhiều nơi khám nhưng không ra bệnh. Thậm chí, một số người quen c̣n cho rằng chị giả bệnh để gây chú ư.
Theo bác sĩ Bùi Quang Huy, rối loạn hoảng sợ không phải là bệnh hiếm gặp, có tới gần 5% dân số mắc bệnh này, hay gặp ở nhóm tuổi 35-45. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh không đơn giản, v́ dễ nhầm lẫn với các bệnh về tim mạch, hô hấp hay tâm thần phân liệt...
Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn loạn hệ thống thần kinh giao cảm, và hệ thống serotonin. Nhưng nguyên nhân rơ ràng nhất là do rối loạn thông khí, dẫn đến tăng nồng độ CO2 trong máu, tác động lên thân năo, gây cơn hoảng sợ kịch phát.
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân khi lên cơn hoảng sợ nên ngồi xuống, hai tay ôm gối, cố gắng hít sâu, thở đều. Về điều trị lâu dài, người bệnh sẽ được cho sử dụng thuốc chống trầm cảm và dùng khoảng 3 tháng là có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt b́nh thường. Nhưng để dứt bệnh hẳn, họ cần uống thuốc củng cố thêm khoảng 3 năm nữa, nếu không, cơn kịch phát vẫn có thể quay lại.
Như trường hợp của chị Chu, sau khi được dùng thuốc và t́nh trạng ổn định, chị muốn sinh thêm em bé. Dù đă được bác sĩ tư vấn cần tiếp tục uống thuốc v́ không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai cũng như sức khỏe em bé, nhưng v́ lo lắng, chị đă tự cắt thuốc. Hậu quả là, sau vài tháng, chị Trang chưa có thai nhưng cơn hoảng sợ lại khởi phát. Hiện tại, chị phải uống thuốc củng cố trở lại.
* Tên các nhân vật trong bài đă được thay đổi
Vương Linh/VNE