Cảnh vật vă khóc than tại Bắc Hàn sau khi ông Kim Jong-il qua đời thật như một sơn sốt lan rộng. Nhưng người dân thực sự cảm nhận mất mát hay chỉ là v́ họ nghĩ ḿnh phải ra vẻ như thế? Cả quốc gia Bắc Hàn như nhận được ám hiệu từ người dẫn chương tŕnh truyền h́nh nhà nước mặc áo đen và không thể kiềm được nước mắt.
Cảnh người dân Bắc Hàn khóc trên truyền hình khi nghe tin lãnh tụ Kim Yong Il qua đời
Cảnh tượng khóc than gợi nhắc giây phút xót thương theo sau cái chết của người cha, Kim Nhật Thành năm 1994. Đây có phải là nỗi đau chân thực?
Thật khó biết, theo lời Anthony Daniels, một nhà phân tâm học thường viết với bút danh Theodore Dalrymple. Ông thăm Bắc Hàn năm 1989 trong đoàn đại biểu Anh quốc tham dự Lễ hội Quốc tế Thanh niên và Sinh viên.
“Tất cả là sự trộn lẫn tội nghiệp giữa sợ hăi, khủng bố, lo lắng về tương lai, sự cuồng tín của đám đông và cũng có thể có cả nỗi đau từ đáy ḷng.”
Cảm xúc đám đông
“Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật”
Ông nhớ lại vào năm 1989, tại đây nước này người ta chẳng hề biểu lộ cảm xúc – ngoại trừ sự cuồng tín của đám đông.
“Khi tôi có mặt ở sân vận động khổng lồ và Lănh tụ Vĩ đại (Kim Nhật Thành) bước vào, tất cả đứng dậy và bắt đầu thờ phụng thành kính và la hét.”
“Có thể họ sợ hăi nếu họ không làm thế, nhưng cũng rất có thể nhiều người thực sự trung thành với Lănh tụ Vĩ đại.”
“Ta c̣n nhớ khi Stalin chết, người dân khóc than trên đường phố, dù rằng ít dạt dào như ở Bắc Hàn.”
Tại phương Tây, có vài trường hợp khi người dân thực sự thấy phải bộc lộ t́nh cảm, theo lời ông Daniels.
Sau khi Công nương Diana tử nạn, một số người thấy thật không phải nếu chỉ trích nỗi buồn đau của đám đông. Nhưng dù sao cảm giác bắt buộc phải khóc cũng khác hẳn so với ở Bắc Hàn.
Trong tác phẩm về Bắc Hàn, ‘Nothing To Envy: Ordinary Lives in North Korea’, Barbara Demick nói đến cái chết của Kim Nhật Thành năm 1994: “Tấn kịch đau khổ có cả tính chất cạnh tranh. Ai có thể khóc to nhất?”
Bà để ư một sinh viên ở B́nh Nhưỡng chẳng thấy cảm xúc ǵ trong khi xung quanh vật vă than khóc.
“Cả tương lai của anh tùy thuộc khả năng khóc được không. Không chỉ sự nghiệp, tấm thẻ đảng Lao Động, mà cả sinh mạng. Đó là chuyện sống hay chết.”
Anh ta được cứu thoát sau khi tự kéo căng mi mắt và nhăn cầu cho đến khi mi mắt rách toạc. Thế là, anh ta bắt đầu khóc hệt như mọi người.
C̣n theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương tŕnh Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, v́ cái chết của lănh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngă, an toàn và khả năng sống sót của họ.
Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lănh tụ yêu quư chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết ǵ nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lănh đạo.
“Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không,” ông nói.
Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và “những chiến thắng vĩ đại” trong quá khứ là nhờ tài lănh đạo, v́ thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.
Nhưng ông Kerry Brown nói nỗi đau của năm 1994 gây sốc hơn, v́ vị trí của Kim Nhật Thành trong xă hội lớn hơn nhiều.
V́ vậy, giai đoạn đau thương này sẽ không sâu sắc hay chân thành như lần trước.
Tom Geoghegan
BBC News Magazine