Ngày 10.11, trong khi Indochine Media Inc, Mỹ đă thương lượng và hoàn tất việc mua bản quyền xuất bản, phát hành bản eBook “Sát thủ đầu mưng mủ” tại thị trường Mỹ và quốc tế th́ ở Việt Nam những tranh căi nảy lửa về cuốn sách vẫn chưa đến hồi kết.
Thực hư cuốn sách có nên bị thu hồi, nó chỉ là một cuốn sách giải trí hay là một cái nh́n mới mẻ về ngôn ngữ Việt Nam vẫn chưa ngă ngũ, chỉ biết rằng hiện nay cách ăn nói như trong cuốn sách này đă quá phổ biến trong giới học tṛ.
Thế nào là văi lúa?
- Em mày được bao nhiêu điểm thi Đại học? 25! Oạch, văi lúa thế!
- Sắp thi học kỳ rồi đấy? Bao giờ? Hai tuần nữa! Văi lúa!
Không ít phụ huynh học sinh mắt tṛn mắt dẹt khi thấy những mẩu hội thoại dạng trên của con cái ḿnh. Thật sự mọi ông bố bà mẹ đều không thể hiểu thế nào là văi lúa?!
Nhiều học sinh c̣n dùng những từ ngữ mới, siêu khó hiểu không hề có trong một từ điển tiếng nước nào: Củ chuối! À bênh! Khệnh thế! Hay bó tay a c̣ng, Kết nổ bát đĩa chêm vào cuối các câu nói.
Nhiều phụ huynh cho biết họ thật sự khó chịu khi đi ra đường, trên xe buưt, trong siêu thị… nghe các cháu c̣n mặc đồng phục học sinh ăn nói với nhau ḱ cục. “Hở một cái là văi lúa, văi tè, văi lè…. Có hỏi chúng nó thế có nghĩa là như thế nào, chúng nó cũng chịu không giải thích được, chỉ thấy nói vui miệng rồi quen! Thật không hiểu nổi tiếng Việt bây giờ bị biến tướng ra làm sao nữa?!”
Xu hướng của giới học tṛ hiện nay là nói ǵ cũng phải có vần vè, nghe mới đẳng cấp. Chán là chưa đủ, phải chán như con gián, khổ cũng chưa đủ, phải khổ như con hổ, ác như con tê giác…
Đấy là nghệ thuật so sánh. C̣n ghép từ mới với những từ đồng âm mới thật ḱ cục. “Trà đá đê, hôm nay đứa nào “bao công”? Ê, mày “lê văn luyện” ở đâu mà chữ dạo này tiến bộ thế! “Mai dịch”, chỗ này là chỗ ngồi của tao!
Nói nhiều thành quen. Học tṛ hễ nói chuyện với nhau ở quán nước là phải đế từ, thêm từ để chứng tỏ ḿnh sành điệu.
Học sinh nên xem lại cách sử dụng ngôn ngữ “ngoài luồng” mà các em đang sử dụng hiện nay.
Kinh hoàng với ngôn ngữ tin nhắn của học tṛ
Hăy nh́n một tin nhắn được viết bởi những ngôn ngữ của thế hệ a c̣ng: “4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj"
(Dịch là: Anh ở đây giữa ḍng đời lạc lơng, ngóng chờ ai đă bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao ḷng không thể, ân t́nh này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi).
Tiếng Việt chen lẫn tiếng Anh, viết chữ, xen đủ các kí hiệu dấu loằng ngoằng, thời đại này, nói như nhiều bà mẹ lo lắng, con cái có cho ḿnh đọc tin nhắn hay email của chúng, th́ ḿnh cũng chịu, không dịch nổi.
Dưới đây là một vài đoạn ghi trên blog của hai cô gái:
“Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù ź nó là con gái làm shao có thía …”. (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế v́ nó là con gái làm sao có thể...).
“Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' cau, hok bjk jo` nay` cau dang lam` j` ta?”. (Ngồi buồn không biết làm ǵ, vô t́nh nghĩ đến cậu, không biết giờ này cậu đang làm ǵ ta?)
Nhiều học tṛ biện minh cho cách nói và viết như trên. Theo các em, miễn là các em hiểu, và viết, nói cho nhanh, để cho vui.
Nhiều người bênh vực “Sát thủ đầu mưng mủ” cho rằng đến bây giờ các câu nói cửa miệng đắc địa của giới trẻ mới có một người dũng cảm đưa thành sách. Đọc để giải trí thôi, tại sao xă hội cứ phải rùm beng lên?
Tiếng Việt bao đời nay đă được ông cha ta ǵn giữ, mài giũa, trải qua bao thời gian bị đồng hóa, xâm lăng, ngôn ngữ đó vẫn phát triển và ngày càng giàu đẹp. Vậy nói như một bộ phận các em học tṛ hôm nay, nói để cho vui, nói để giải trí, vậy các câu tục ngữ cải biên: “Công cha như miếng rau câu/ Nghĩa mẹ như nước trong cầu chảy ra” mà các em vẫn có thể làm câu nói cửa miệng hàng ngày, th́ ngôn ngữ nào của tiếng Việt mới để các em nói cho cha mẹ, thầy cô nghe, nói để học làm người có nhân cách trong xă hội?
Thúy Hằng/laodong