(VEF.VN) - Khi không có cơ quan điều phối độc lập, không chịu chi phối bởi các yếu tố chính trị và lợi ích nhóm th́ các địa phương mới có kiểu làm quy hoạch càng hoành tràng, càng tốt để ăn phần trăm. - TS Vũ Thành Tự Anh, chương tŕnh giảng dạy kinh tế Fulbright chia sẻ.
Nh́n lại quy hoạch và đầu tư ở Việt Nam, TS Vũ Thành Tự Anh đă chia sẻ với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, báo VietnamNet những mặt trái trong câu chuyện này.
Phân cấp, nhưng quyền của Trung ương vẫn to
- Thưa ông, liên quan câu chuyện đầu tư công kém hiệu quả, tràn lan, bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng, khó quản v́ Bộ không nắm được ǵ nhiều trong cơ chế đă phân cấp. Ông có ư kiến ǵ về điều này?
TS Vũ Thành Tự Anh: Tôi có thể chứng minh ngược lại như sau. Trong vấn đề đầu tư khu công nghiệp, có một quy định là, các tỉnh nghèo sẽ được Trung ương hỗ trợ 70 tỷ đồng cho việc xây dựng 2 khu công nghiệp, với điều kiện, khu công nghiệp đầu tiên nếu lấp đầy 60% th́ tỉnh đó được 70 tỷ đồng làm tiếp khu công nghiệp thứ hai.
Vấn đề nằm ở chỗ, cái tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp ở Việt Nam là nằm trên đăng kư. Trên thực tế, khu công nghiệp có thể vẫn trống trơn nhưng trên giấy, đều đă được vẽ nhiều dự án làm cho khu có tỷ lệ lấp đầy tới 80-90%. Trung ương hoàn toàn có thể kiểm soát được, theo dơi được nhưng Trung ương không làm hoặc làm không tốt. Thế nên khu công nghiệp mới mọc lên tràn lan.
Ảnh: Phạm Huyền Cảng biển nước sâu cũng thế. Quy hoạch đầu tiên vào tháng 10/2009 là 21 cảng, đến hè 2011 là 27 cảng. Nhưng 6 cảng phát sinh đó có phải do địa phương quyết đâu mà là do Thủ tướng kư Quyết định. Những quy hoạch đó đều phải qua Trung ương cho phép và cấp tiền th́ địa phương mới làm được. Nếu địa phương muốn mà Trung ương không quyết th́ dự án đó vẫn nằm trên giấy thôi.
Bộ Kế hoạch và đầu tư có 2 quyền rất lớn. Thứ nhất là bất kỳ quy hoạch nào cũng phải có ư kiến của bộ Kế hoạch đầu tư, ví dụ quy hoạch cảng do Bộ Giao thông Vận tải chủ tŕ nhưng phải có ư kiến tham chiếu của Bộ Kế hoạch đầu tư, thứ hai là vấn đề nguồn tiền. V́ thế, không thể nói rằng, do phân cấp phân quyền rồi mà Bộ không nắm bắt được.
- Khi phân cấp, các địa phương vận động chính sách, t́m mọi cách xin duyệt dự án có thể v́ động lực chính đáng là chạy đua tăng trưởng nhưng Trung ương có cho phép họ làm dự án đó hay không mới là vấn đề quan trọng. Vậy lỗi nhiều hơn ở người cho?
TS Vũ Thành Tự Anh: Tôi không đổ lỗi việc này chỉ cho Trung ương. Khi ta phân cấp là có 2 nơi, một là phân cấp cho DN Nhà nước (DNNN), hai là phân cấp cho địa phương.
Thực tế thời gian qua, khi các DNNN có thể đầu tư tự quyết th́ chúng ta có Vinashin, có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn và nhiều ví dụ khác nữa. Khi phân cấp cho địa phương th́ thấy rơ vấn đề phân tán khu công nghiệp, ồ ạt thép, xi măng, phân tán cảng biển...
Trung ương đă tạo một không gian chính sách rộng răi cho địa phương nhưng không đi kèm cải thiện năng lực điều hành, hay cải thiện năng lực tài chính, cải thiện về khả năng giám sát từ Trung ương, th́ tức là ta đă cho họ một sân chơi quá lớn mà không kiểm soát được. Một đứa trẻ con được thả ra một sân chơi lớn mà lại không có bố mẹ giám sát, quản chặt th́ nó sẽ bị ngă dễ dàng.
Ảnh: Phạm Huyền Xét cho cùng, DNNN hay địa phương vận hành, t́m kiếm nguồn lực cho chính ḿnh phát triển th́ cũng đều phải dựa trên nền tảng thể chế mà chính Trung ương thiết kế ra.
Chủ trương phân cấp vẫn là đúng. Ở đây, lỗi của Trung ương lớn nhất là tạo ra một không gian chính sách thông thoáng, lớn hơn mà lại không có chế tài kiểm soát.
Vừa đá bóng vừa thổi c̣i
- Thưa ông, vậy có nhiều ư kiến về việc các địa phương lobby và tham nhũng chi phối các quyết định đầu tư, ông nghĩ sao?
TS Vũ Thành Tự Anh: Lobby th́ chắc chắn là có, nhưng tham nhũng hay không th́ tôi không biết. Trong câu chuyện làm quy hoạch, có một t́nh trạng là, nhiều khi các cơ quan làm quy hoạch đều muốn làm hoành tráng, càng hoành tráng càng tốt v́ ăn phần trăm. Kinh phí làm quy hoạch là một tỷ lệ phần trăm nhất định của qui mô quy hoạch. Đâm ra, một dự án khu kinh tế ven biển không nhất thiết phải rộng vài chục ngàn ha, nhưng nó sẽ được vẽ như thế th́ địa phương mới có nhiều tiền. Tương tự, sân golf hay các dự án khác cũng thế.
Chúng ta có 11 quy hoạch cơ sở hạ tầng, cái nào cũng hoành tráng cả, hàng chục tỷ USD, thậm chí cả trăm tỷ USD. Khi đă không có một sự điều phối th́ dứt khoát, quy hoạch nào cũng sẽ lớn như thế.
Hiện nay, chức năng lập ra chính sách rồi lại quản lư việc thực thi chính sách đó tại các bộ ngành đang mâu thuẫn, hai chức năng chập lại một, rất không hợp lư. Khi quy hoạch có vấn đề th́ phải có cơ quan nào đó điều phối, về lư thuyết th́ đó là Chính phủ. Nhưng đến thời điểm này, toàn bộ các quy hoạch đó đều do Chính phủ soạn và thực hiện.
Giống như chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa là người đưa ra tiêu chuẩn trường Đại học lại vừa là người kư Quyết định thành lập trường Đại học. Rơ ràng, cơ chế cho phép các cơ quan vừa đá bóng, vừa thổi c̣i nên đă vấn đề giám sát cũng sẽ không khách quan. Cơ chế Chính phủ điều phối quy hoạch là chưa phát huy tác dụng.
- Có ư kiến đề xuất cần thành lập riêng một Hội đồng về tái cấu trúc đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS Vũ Thành Tự Anh: Tôi ủng hộ việc này. Chúng ta cần một cơ quan điều phối khách quan, không chịu áp lực bởi các nhóm chính trị, nhóm lợi ích, có sự đánh giá khoa học, thực tiễn để đưa ra ưu tiên đầu tư. Ví dụ, với thời gian như hiện nay, chiến lược phát triển chung cùa đất nước như thế nào, ngành ưu tiên nào, cơ chế ra sao.
Đó phải là một cơ quan ở tầm rất cao, được báo cáo trực tiếp tới người lănh đạo cao nhất đất nước, được cung cấp dữ liệu cần thiết, được bảo vệ ra khỏi các tác động chính trị và các tác động của các nhóm lợi ích. Họ chỉ phục vụ v́ một mục đích duy nhất là lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, toàn dân. Nếu lập ra được một nhóm như vậy th́ tôi rất ủng hộ.
Pham Huyen
Vef