Không có ǵ ngạc nhiên khi cái chết của Đại tá Gaddafi sẽ khiến nhiều người chắc mẩm rằng đă đến lúc NATO kết thúc sứ mệnh ở Libya. Tuy nhiên, vẫn c̣n quá sớm để kết luận bất cứ điều ǵ.
Mới đây, Ali Tarhouni, phát ngôn viên chính thức của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) đưa ra một đề nghị khá bất ngờ là muốn NATO kéo dài sứ mệnh ở Libya ít nhất thêm một tháng nữa.
Yêu cầu này ngay lập tức làm dấy lên câu hỏi tại sao NTC cần NATO ở lại? Trong khi có vẻ như thành phố Sirte, thành tŕ cuối cùng của Đại tá Gaddafi nằm trong tầm kiểm soát sau cái chết của ông. Các phương tiện truyền thông loan tin rằng thực tế, nhiều ṭa nhà trong thành phố đă bị phá hủy và quân nổi dậy đang tiếp tục truy đuổi, t́m diệt “tàn quân” của Đại tá Gaddafi mà không cần có sự trợ giúp của NATO.
Nhiều khả năng NATO sẽ tiếp tục ở lại Libya lâu dài sau cái chết của Đại tá Gaddafi. Ảnh: Prisma.
Có nhiều lư do lư giải động thái của NTC. Một trong số đó chắc chắn xuất phát từ việc Saif al Islam Gaddafi, người con trai từng được chọn để kế vị Đại tá Gaddafi, ngay sau cái chết của cha ḿnh tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh và thề trả thù cho cha.
Ngoài ra, cũng cùng thời điểm này, nhiều lănh đạo Hồi giáo người Libya đưa ra tuyên bố đất nước của họ sẽ luôn trung thành với luật Sharia, kinh Koran. Thậm chí, ngay cả Thủ tướng Mahmous Jibril của Libya cũng khẳng định rằng Libya cần Sharia.
Những tuyên bố chắc nịch này chắc chắn khiến phương Tây cũng như những người theo chủ nghĩa tự do ở đất nước Hồi giáo này hụt hẫng bởi giấc mơ về một Libya dân chủ trong tương lai có nguy cơ đổ vỡ.
Và như vậy là bất chấp sự sụp đổ của đế chế Gaddafi, quyền lợi của người dân Libya bao gồm quyền bầu cử sẽ vẫn không được đảm bảo nếu các lực lượng cực đoan Libya đoạt được quyền lănh đạo đất nước. Khả năng này càng cao hơn khi chính các lănh đạo NTC đang ch́m trong mối hoài nghi Qatar, lực lượng đóng vai tṛ quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt Gaddafi, có khả năng sẽ ngả về phía các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Do đó, không loại trừ khả năng thế giới sẽ chứng kiến một cuộc nổi dậy mới ở Libya một khi người Libya nhận ra lợi ích và sự tiến bộ của một "nền dân chủ Arab".
Bên canh đó, không thể không tính đến các bộ lạc ở Libya. Mặc dù đa số các lănh đạo của các bộ lạc này không có ư định công nhận nền chuyên chính của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan song họ cũng chẳng ưa ǵ phương Tây. Do đó, c̣n ǵ tồi tệ hơn nếu họ phát hiện ra NTC chỉ là “con rối” của phương Tây?
V́ vậy, sau tất cả, tương lai của Libya vẫn rất bấp bênh. Trong khi đó, một số quốc gia tham gia vào sứ mệnh chống lại Đại tá Gaddafi có vẻ như đang mải tính toán những thiệt hại của họ và sắp sửa rút quân khỏi cuộc chiến, bỏ mặc NTC? Chẳng hạn, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ rút hết lực lượng của họ khỏi Libya trước ngày 31/10.
C̣n NATO nói chung vẫn chưa đưa ra một quyết định cuối cùng nào về việc có tiếp tục can thiệp sâu hơn nữa vào công việc nội bộ của Libya hay không. Theo nhiều nguồn tin nội bộ của NATO, họ c̣n đang chờ tham vấn với Liên Hiệp Quốc và NTC trước khi đưa ra quyết định của ḿnh.
Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây nhận định NTC lúc này vẫn chưa thực sự sẵn sàng để đảm đương trọng trách ở Libya. Do đó, c̣n sự lựa chọn nào tốt hơn cho NTC nếu được NATO chấp thuận san sẻ bớt một phần trọng trách này.
Về phía NATO, họ do dự, chần chừ chưa nhận lời với NTC xuất phát từ lo sợ viễn cảnh sẽ bị lún sâu vào một t́nh thế bế tắc lâu dài ở Libya dẫn đến những mất mát to lớn hơn, thậm chí khó mà lường trước được. Một lư do khác là chấp nhận ở lại Libya cũng đồng nghĩa với việc NATO sẽ phải gánh thêm một khoản chi phí quân sự không hề nhỏ trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang phải cố “thắt lưng buộc bụng” bởi khủng hoảng nợ công trầm trọng nhất trong lịch sử khu vực này chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy nhiên, có một lư do để NTC có thể yên tâm là cả Brussels (Thủ đô của Bỉ, nơi NATO đóng trụ sở chính) lẫn Washington sẽ không ngồi yên nh́n các thế lực Hồi giáo cực đoan ở Libya phá hoại NTC, lực lượng mà họ đă cố công dựng nên.
Lê Dung (Theo Pravda)