Không lâu sau tuyên bố chính thức chạy đua chức Tổng thống Nga vào năm sau, Thủ tướng Vladimir Putin công du Trung Quốc trong sự chào đón nồng nhiệt của Bắc Kinh. Do đó, các cuộc hội đàm Trung–Nga thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Hợp tác năng lượng, một vectơ quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga, chắc chắn h́nh thành tâm điểm của chuyến thăm này. Tuy nhiên, với hành động "phủ quyết đôi" hiếm thấy của Moscow và Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria tuần này có nhiều khả năng mang đến cho quan hệ hợp tác Trung - Nga là một hương vị mới.
Trước đó, hai nước chưa từng chia sẻ những mối bận tâm chung về Trung Đông hay cùng hành động để bảo vệ lợi ích của ḿnh trong khu vực. Đặc biệt, việc Thủ tướng Putin đến Trung Quốc lần này được cảnh báo sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của Nga với phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Hậu quả của nó không hẳn chỉ khiến quá tŕnh “khởi động lại” quan hệ Nga – Mỹ bị đ́nh trệ mà tồi tệ hơn, khi chuyến chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Putin khởi động cũng chính là lúc chiếc đồng hồ bị vặn ngược, quan hệ Nga – Mỹ trở về thời kỳ căng thẳng "tiền Barack Obama".
Chưa bao giờ Nga và Trung Quốc lại chia sẻ nhiều mối quan tâm chung như hiện nay.
Đối với Trung Quốc, việc Chính quyền Obama đang bắt đầu khởi động lại các vấn đề gây tranh căi, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến pḥng thủ tên lửa, sự ḱnh địch trên biển Caspian và một chiến lược thiết lập ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở Trung Á cũng ảnh hưởng đến lợi ích cốt lơi của Bắc Kinh.
Do đó, một câu hỏi lớn được đặt ra là, Bắc Kinh và Moscow hợp tác phối hợp lập trường của họ tới mức độ nào.
Một điều dễ thấy nhất là, hợp tác năng lượng sẽ dẫn đầu trong các chương tŕnh nghị sự của Putin và thực sự là chất bôi trơn, thúc đẩy quan hệ hợp tác Trung-Nga vốn đầy phức tạp. Trước đó, v́ mâu thuẫn về giá cả mà một thỏa thuận ngh́n tỷ USD xoay quanh việc Nga bán khí đốt cho Trung Quốc bị đ́nh trệ. Do đó, nhiều người kỳ vọng Thủ tướng Nga có thể phá vỡ thế bế tắc của các cuộc đàm phán đang bị kéo dài nhằm đạt được một thỏa thuận thỏa đáng với Trung Quốc.
Ngoài ra, một thỏa thuận khí đốt sẽ là động lực lớn cho quan hệ đối tác Trung – Nga. Tuy nhiên, dường như Nga đang kỳ vọng nhiều hơn thế khi một học giả hàng đầu của Moscow về đối thoại năng lượng với Trung Quốc, Giáo sư Igor Tomberg gần đây viết: "Bán nguyên liệu thô chẳng có ư nghĩa ǵ đối với quan hệ đối tác chiến lược".
Trong một bài báo, Giáo sư Tomberg cũng chỉ ra rằng, các công ty năng lượng của Nga tới nay chỉ có thể tiến vào thị trường Trung Quốc một cách "rời rạc và rất chậm chạp". Đưa ra một đề xuất "dũng cảm", Tomberg bóng gió rằng, Moscow có thể linh hoạt về giá khí đốt để tiếp cận thị trường nội địa Trung Quốc bởi “nơi tạo ra lợi nhuận đang dịch chuyển từ biên giới Trung – Nga vào sâu hơn trong nội địa Trung Quốc.
Ngoài ra, ông thừa nhận "đây là sứ mệnh to lớn không chỉ về chính trị mà c̣n về kỹ thuật" và đề nghị một "sự hài ḥa trong lợi ích giữa hai nước trong vấn đề an ninh năng lượng". Nhờ đó, các chuyên gia Nga và Trung Quốc có thể làm việc với nhau theo các hướng sau: phối hợp các chiến lược năng lượng của hai nước, đưa ra các dự báo và hoạch định chiến lược; nghiên cứu, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường…
Trong khi đó, Thủ tướng Putin tới Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ đang bắt đầu xuất hiện những rạn nứt liên quan đến việc triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ. Chính quyền Obama hôm 5/10 tuyên bố Mỹ sẽ bố trí các tàu tuần dương trang bị hệ thống Aegis tại bờ biển của Tây Ban Nha.
Động thái này theo sát đề xuất triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ mà không thèm “đếm xỉa” đến phản ứng của Nga. Hai năm trước, khi quyết định "khởi động lại" quan hệ với Nga, Tổng thống Mỹ Obama cam kết xem xét lại kế hoạch tên lửa pḥng thủ và giờ đây, ông lại theo đuổi kế hoạch này với mục tiêu hoàn thành hệ thống vào năm 2020.
Về phía Nga, không chịu để Washington ngày càng lấn lướt, Moscow nhanh chóng phản ứng.
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố lên án thỏa thuận giữa Mỹ và Tây Ban Nha đồng thời đe dọa ngừng mọi hợp tác với Mỹ. Họ cáo buộc động thái của Mỹ với Tây Ban Nha là "không có sự thảo luận chung" và chỉ chứng tỏ Washington “không sẵn ḷng để giải quyết các mối quan ngại của Moscow liên quan đến các vấn đề hệ trọng như việc đảm bảo hệ thống pḥng thủ tên lửa mới trong tương lai sẽ không nhắm vào kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga”.
Ngoài ra, vấn đề pḥng thủ tên lửa đang ngày càng trở nên phức tạp bởi tranh căi giữa Nga và phương Tây khi Mỹ đang muốn đưa Nhật Bản và Hàn Quốc vào hệ thống lá chắn tên lửa; trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) th́ chính thức mời New Delhi đầu tháng 9 trở thành một "đối tác" trong chương tŕnh tên lửa đạn đạo. Được biết, phía Ấn Độ có vẻ đang nghiêm túc xem xét lời mời của NATO với hy vọng thông qua NATO, họ sẽ kiềm chế được phần nào Trung Quốc.
Do đó, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm Trung Quốc có thể gia tăng sự "đồng cảm" với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa và có thể đă đến lúc Moscow và Bắc Kinh nhận thấy cần thiết phải có các phản ứng chính trị thích hợp trước một thách thức chung..
Mặt khác, mối quan tâm an ninh của Nga và Trung Quốc gần đây dường như “chồng chéo nhau” bởi động thái mới của chính quyền Obama khi tham vọng làm sống lại chiến lược "Đại Trung Á" thời George W Bush nhằm đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực này.
Washington đang hy vọng gây dựng sự đồng thuận quốc tế có lợi cho dự án này tại hội nghị về Afghanistan sắp tới dự kiến diễn ra ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/11.
Trong khi đó, một bất lợi đối với Moscow đó là ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Uzbekistan sẵn sàng "nghênh đón" NATO trong chương tŕnh mở rộng ảnh hưởng của khối này tại Trung Á. Mỹ sẵn sàng thiết lập hợp tác quân sự rộng lớn với Uzbekistan, kể cả cung cấp vũ khí.
Những động thái này cộng với sự hiện diện thường trực, lâu dài của quân đội Mỹ tại Afghanistan (khi nhiều khả năng Mỹ sẽ c̣n tiếp tục t́m mọi cách để ở lại đất nước này sau thời hạn rút quân đă cam kết là cuối năm 2014) đang là thách thức cho các lợi ích khu vực của cả Nga và Trung Quốc.
Đánh giá được những khó khăn và thách thức, Moscow dường như đă nhận thấy cần có một chiến lược đối phó khả thi. Đề xuất của Putin gần đây liên quan đến việc h́nh thành "Liên minh Á - Âu" có thể minh chứng điều đó. Ông Putin ước đoán rằng, điều duy nhất có thể ngăn chặn phương Tây tiếp cận Trung Á, sân sau của Nga là mở rộng không gian kinh tế chung của Nga với Kazakhstan và Belarus.
Về phía Trung Quốc, cho tới thời điểm này Bắc Kinh vẫn "lảng tránh" một cách lịch sự về ư tưởng của Putin. Tuy nhiên, gần đây, trong một bài b́nh luận, một tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc nhận định một cách thận trọng: “Sự hồi sinh của Nga là không thể ngăn cản và mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc sẽ đa dạng hơn nhiều. Một nước Nga dưới sự lănh đạo của Putin sẽ can hệ tới lợi ích cốt lơi của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh cần thích ứng hơn với lộ tŕnh phát triển của Putin và việc tiếp tục duy tŕ chiến lược cũng như quan hệ đối tác hợp tác giữa Trung - Nga nên là mục tiêu cơ bản trong chính sách Nga của Trung Quốc".
Lê Dung (theo Asia Times)