Ngày nay, trừ những nhà nghiên cứu, ít khi người Sài G̣n nhắc tới địa danh Cù Lao Phố. Cái địa danh nổi tiếng của xứ Biên Ḥa xưa đă dần trở nên mơ hồ trong nhịp sống hối hả.
Xe lửa qua cầu Gành-Biên Ḥa, nh́n từ Cù Lao Phố.
Khi t́m gặp được cầu Gành, chúng tôi mới chắc là ḿnh đi đúng đường đến Cù Lao Phố. Cầu Gành là cây cầu sắt mà giá trị thẩm mỹ chỉ kém cầu Tràng Tiền. Nhân đây xin nhắc các bạn rằng, nếu có dịp đi trên những cây cầu sắt được xây trước biến cố 1975 th́ bạn đừng quên chụp vài tấm ảnh kỷ niệm, bởi không lâu nữa những ṿm cung cầu sắt lăng mạn này sẽ biến thành phế liệu.
Cù Lao Phố là một ḥn đảo nổi trên sông Đồng Nai với h́nh dáng như một cái chuông. Đây là một địa danh quan trọng bậc nhất trong hành tŕnh khai phá đất phương Nam của người Việt. Ngày xưa Thành Lễ Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đă chọn nơi này là thủ đô của đoàn quân mở cơi. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng Cù Lao Phố chính là thủ đô lưu vong của hơn 3,000 quân binh người Quảng Đông-Phước Kiến không chấp nhận sống dưới triều nhà Thanh.
Con đường từ Cầu Gành đến trung tâm Cù Lao Phố không thay đổi ǵ nhiều. Có khi chuyện chậm phát triển lại giúp tránh được chuyện bát nháo, rối loạn. Chiếc xe gắn máy của chúng tôi chui qua một đường rầy xe lửa và trên con đường chỉ rộng bằng một ngơ hẻm có tên là Đặng Đại Độ, sát bờ Tây sông Đồng Nai là đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Trong suốt mấy mươi năm sau biến cố 1975, vị khai quốc công thần của Chúa Nguyễn Phúc Chu này là người may mắn không bị các nhà sử học của chế độ cộng sản gọi bằng “y” bằng “hắn” như những vua chúa, công thần triều Nguyễn khác.
Dù là ngày Chủ Nhật thường có du khách viếng đền, nhưng cổng đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh vẫn khóa. (H́nh: Phùng Thức/Người Việt)
Chúng tôi không thể viếng đ́nh v́ cửa vào đă bị khóa, thật không thể hiểu được v́ sao người ta lại khóa cửa ngôi đ́nh nổi tiếng này đúng vào ngày Chủ Nhật. Chúng tôi tấp vào quán cà phê nhỏ bày bán dưới gốc cây đa gần đó, và được biết ngôi đ́nh này chỉ mở cửa vào những ngày có đại lễ hoặc ngày vía vị đại thần.
Một người đàn ông đang uống cà phê nói trần trụi, “Họ sợ con nít và có khi cả người lớn vô phá, vô chiếm, người ta bây giờ tệ lắm chẳng ai kiêng vè thần thánh ǵ.”
Khi những nhân vật lịch sử mà đa phần được phong thần từ thời các vua chúa Nguyễn đă thờ tự ở các đ́nh, miếu cổ ở miền Nam đều bị đặt vào thế phản diện th́ không có ǵ là khó hiểu khi nhiều nơi linh thiêng bị xóa bỏ, chiếm lấn, xem thường.
Rời đền Đại Thần Nguyễn Hữu Cảnh, đi theo một con hẻm hướng ra bờ sông Đồng Nai chúng tôi vào chùa Ông. Đây là ngôi chùa rất linh thiêng của nhiều thế hệ người Hoa lưu vong. Chùa thờ Quan Thánh một vị thần được tôn sùng, chùa được dựng nên từ thời tướng nhà Minh lưu vong Trần Thượng Xuyên, được Chúa Nguyễn ưng thuận cho khai khẩn và bảo bệ những vùng đất miền Nam.
So với nhiều năm trước, sân chùa đă được kè đá tránh xói ṃn, toàn bộ chùa đă được chỉnh trang tu bổ.
Cảnh chùa Quan Thánh Cù Lao Phố. (H́nh: Phùng Thức/Người Việt)
Với nhiều người, chùa Ông là một điểm lư tưởng để được ngồi sát ḍng nước sông Đồng Nai. Không nơi nào mà phong cảnh lại nhuốm màu kư ức cho bằng nơi đây, về hướng Tây là những ṿm cung cầu sắt tuyệt đẹp, hướng đông là mái chùa với màu ngói, tượng gốm cổ xưa, và hơn hết nơi đây là nơi có thể tṛ chuyện với những người nghèo chất phác.
Chúng tôi được ông già bán nước mía trước chùa Ông tâm sự. Ông là người gốc miền Bắc vào Nam trước cả ngày đất nước phân chia. Ông nói: “Xứ Cù Lao Phố hay xứ Biên Ḥa này trước đây dễ sống lắm, ai muốn ở đâu cũng được, cứ xây nhà mà ở, nhà không cần khóa cửa cũng chẳng mất ǵ. C̣n bây giờ đến một chỗ bán rong bị lấy mất lúc nào cũng không biết.”
Góp chuyện là người bán cá chép phóng sinh. Chị này cho biết: “Chị cũng không biết ḿnh có phải người gốc Hoa không nữa. Mấy chục năm kiếm sống bằng nghề bán cá phóng sinh ở chùa. Cứ vái Ông là Ông bảo bọc hết. Ông khiến dân tứ xứ về cúng chùa, nhất là dân người Tàu Chợ Lớn họ cúng chùa, phóng sinh rộng răi lắm.” Một trong những đặc tính đáng nể phục của cộng đồng người Hoa lưu vong là tinh thần cộng đồng tôn vinh các giá trị văn hóa, tâm linh của họ. Riêng với những người Hoa lưu vong ở Việt Nam, trải qua hàng chục thế hệ, rất nhiều người không c̣n nhận ra cái gốc tích Trung Hoa của ḿnh nhưng họ không phế bỏ tổ tiên và thần thánh theo cái kiểu phán xét bậy bạ bằng quan điểm luận sử học đấu tranh giai cấp.
Sách xưa viết rằng: Con đường giữa theo chiều dài Cù Lao Phố lót đá ong đỏ chiều dài 4 cây số, từ chùa Đại Giác đến bến đ̣ Kho. Đường thứ hai xây ngang cù lao lót đá trắng từ chợ Hiệp Ḥa đến bến đ̣ Tân Vạn. Cù Lao Phố là nơi hưng thịnh, nhà mái ngói, lầu cao, quán rộng nối liền san sát mấy dậm đường…
Buổi trưa chúng tôi chạy xe loanh quanh theo những con đường nhỏ ở Cù Lao Phố, đường đá ong đỏ, đá trắng không c̣n thấy dấu tích. Nh́n những ngôi biệt thự, những nhà lớn mới cất người ta có thể h́nh dung trước được rằng những nét đẹp cổ xưa cùng tánh chất người hồn hậu của vùng đất này rồi cũng sẽ mất đi. Không một người Việt Nam nào sợ thay đổi. Cái đáng sợ là Cù Lao Phố hay những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước này bị thay đổi theo kiểu áp đặt quan điểm lịch sử từ những thế lực vong ơn.
Phùng Thức
NVOL