"Không biết thần dược này trị được cái ǵ, nhưng mấy bộ xương Dugong nhà tôi người ta t́m đến mua giá rất cao, riêng bộ nanh mỗi chiếc mươi phân nhiều đại gia đến gạ gẫm, ra giá ngót nghét trăm triệu tôi vẫn chưa bán".
Loài động vật nằm trong sách đỏ này ở đảo Ngọc suy giảm nhanh chóng theo từng ngày do sự tận diệt của ngư phủ. Trong đó, bộ xương Dugong có giá trị cao về mặt y học, đang đứng trước bờ vực sạch bóng.
Gặp “Sát thủ” ở thiên đường Dugong
Phú Quốc một thời từng tập trung nhiều nhất quần thể loài Dugong (tên khác là “nàng tiên cá”, ḅ biển, cá cúi). Nơi đây được xem là thiên đường của các loài động vật quư hiếm.
Cha con ông Nguyễn Văn Khanh, ấp Băi Thơm, xă Băi Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang từ lâu được người dân huyện đảo này phong là “sát thủ ḅ biển”, “khắc tinh Dugong”, “ông trùm biển khơi”...bởi những chiến tích tiêu diệt loài cá thể quư hiếm này.
“Dugong tiếng Ấn Độ là “người con gái đẹp”, Việt Nam gọi là Ḅ biển hay cá Cúi. Dugong thường sống đơn độc, ở vùng nước sạch, yên tĩnh, nhiều thảm cỏ.
Thời gian mang thai khoảng 13 tháng 10 ngày, sinh mỗi lần 1 con, dugong con 18 tháng mới ngừng bú. Hiện Dugong được xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp” có nguy cơ tuyệt chủng. Trên thế giới c̣n khoảng 100.000 con, Việt Nam chỉ c̣n ở Côn Đảo và Phú Quốc.
Riêng biển Phú Quốc khoảng 100 con (2006), do nạn đánh bắt thiếu ư thức, loài động vật quư hiếm này đang đứng trước bờ vực tuyệt diệt”.
(Web: Khoahoc.net của Th.S Nguyễn Xuận Niệm, điều phối viên dự án bảo tồn san hô và cỏ biển tỉnh Kiên Giang)
Trong ngôi nhà của ông, khi vừa tiếp chuyện tôi, vừa nhắc đến loài Dugong, ông vội vàng vào trong nhà lấy ra một đôi nanh, dài cỡ một gang, nặng khoảng 500g và giới thiệu là nanh Dugong.
Theo ông nhớ ngày cha con ông bắt được con Dugong khổng lồ này là vào thập kỷ 1980, sức nặng của nó suưt làm ghe ông bị ch́m. Hai chiếc nanh là kỷ vật duy nhất được ông giữ lại trong đời đi săn Dugong.
“Khi con Dugong này mắc lưới, nó là con lớn nhất, nặng khoảng 800kg, là một trong số hàng trăm con mà cha con tôi bắt được. Chúng tôi không thể trục lên ghe, mà phải dùng lưới kéo ngoài khơi vào đất liền. Chuyến ra khơi trúng đậm này như phát đạn mở màn cho “chiến dịch” t́m diệt loài thú quư hiếm khắp trên vùng biển Phú Quốc”- ông Khanh hào hứng kể lại.
Thuở đó vùng biển Phú Quốc c̣n rất đỗi hoang sơ, ở biển phía bắc của đảo, Dugong nhiều vô kể, chỉ cần chèo ghe ra vài km có thể trông thấy từng đàn Dugong bơi sơng sượt.
Dân lặn thường truyền tai nhau rằng khi đang lặn bắt hàu c̣n trông thấy từng đàn “trâu biển” (Dugong) đang chúc mũi gặm cỏ. Nếu đi biển gặp tiếng hú của Dugong th́ coi như đêm đó ghe thuyền đầy cá.
Nhưng rồi vùng biển vô chủ chưa có luật lệ quy định nên người ta thả sức mà bắt, mạnh ai nấy được. Thấy nghề bắt Dugong có ăn nên người ta đua nhau đóng ghe, sắm lưới quàng (lưới bắt dugong) đi đánh.
Cựu ngư Nguyễn Văn Khanh và cặp nanh Dugong giá trên 100 triệu
Cùng làm nghề như gia đ́nh ông hồi đó c̣n có những “sát thủ” lẫy lừng là ông Sáu Khâu, ông Lâm Văn Bạch (ở xă Hàm Ninh), ông Hà Văn Thắng (ấp Băi Cây Sao), ông Nguyễn Văn Quang (ấp Băi Bổn)...họ đua nhau chăng lưới bắt Dugong như chăng bắt cá cơm, và xẻ thịt chúng như xẻ thịt con heo nuôi được.
Hàng trăm cá thể Dugong dần dần biến mất khỏi quần đảo Phú Quốc, dân vạn chài cũng không c̣n săn bắt được bao nhiêu.
Cho đến năm 2003, Dugong được đưa vào sách đỏ quư hiếm và thuộc diện cấm tuyệt đối, th́ cha con ông cũng treo lưới. Lúc này loài Dugong cũng đă dần vắng bóng, hiện nay người ta ví t́m thấy “Nàng tiên cá” khó như thấy tiên.
Đánh thức “nàng tiên cá” giữa đảo khơi
Trở lại câu chuyện với cựu ngư Nguyễn Văn Khanh, ông tỏ ra rất am tường về loài Dugong cũng như giá trị thịt, da, xương của nó. Ông bảo, thịt Dugong rất ngon, nó giống như thịt ḅ, giá khoảng 150 ngh́n/kg. Da chúng có thể trị bỏng rất tốt, đặc biệt bộ xương hoặc nanh Dugong th́ gần như là vô giá.
Ngày trước khi bắt được những con to gia đ́nh ông c̣n xẻ riêng bộ xương, con nào già, ông để lại nanh, c̣n phần lớn là vứt đi. Nhưng trong những năm gần đây người ta bắt đầu sưu tầm xương Dugong làm “thần dược”.
"Không biết thần dược này trị được cái ǵ chứ mấy bộ xương Dugong nhà tôi người ta t́m đến mua giá rất cao, riêng bộ nanh mỗi chiếc mươi phân tôi đang có th́ nhiều đại gia đến gạ gẫm, ra giá ngót nghét trăm triệu tôi vẫn chưa bán".
Bộ xương một con Dugong tại bảo tàng Cội nguồn (thị trấn Dương Đông)
Chính v́ những giá trị to lớn, một con Dugong dù lớn, nhỏ cũng giá trị bằng mấy lần chuyến đi biển, nên loài cá thể này đang c̣n tồn tại rất ít và dần bỏ đi nơi khác t́m nơi sinh sống khỏi khu vực đảo Phú Quốc.
Lật lại hồ sơ những vụ bắt quả tang ngư dân xẻ thịt Dugong, anh Vơ Thanh Vàng, Đội trưởng Đội trinh sát Đồn biên pḥng 758 cho biết, hiện nay Dugong được đưa vào diện tuyệt đối được bảo vệ, nhưng do nhận thức người dân c̣n hạn chế nên khi bắt được những loài động vật quư hiếm này, họ thường thịt đem bán kiếm lời, v́ thịt và xương nó rất đắt.
Loài cá thể Dugong nằm trong sách đỏ đang có nguy cơ bị tận diệt tại đảo Phú Quốc
Rồi anh lần giở tập hồ sơ dày cộm ghi biên bản những vụ vi phạm trong khai thác đánh bắt của ngư dân. Đáng chú ư có vụ vận chuyển xương, da, thịt Dugong vào ngày 24/8/2009 ở ấp Đá Chồng xă Băi Thơm. Con Dudong này nặng khoảng 60kg, do ngư dân bắt được và xẻ thịt ngay trên ghe.
Thế nhưng, đây chỉ là một trong số những vụ bắt được quả tang quá ít, v́ thực tế, Dugong c̣n được bày bán ngoài chợ, trong các nhà hàng. Hơn nữa giữa ngư dân và mối tiêu thụ đă có sự móc nối từ lâu, nếu bắt được Dugong họ thường xẻ thịt ngay trên biển và ngụy trang bằng nhiều cách, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, trước khi t́m mối tiêu thụ trong bờ.
Hiện nay các cán bộ của Khu bảo tồn biển Phú Quốc đang có những nỗ lực để phục hồi môi trường sống, và bảo vệ những cá thế c̣n lại.
Lưu Quỳnh
Theo Bưu Điện Việt Nam