Mỹ tỏ ra lo lắng hơn là vui mừng trước kịch bản ông Putin quay lại làm Tổng thống Nga trong thời gian tới.
Việc ông Vladimir Putin có khả năng trở lại giữ chức tổng thống Nga vào năm 2012 có thể sẽ gây khó dễ cho nỗ lực thúc đẩy các hiệp định về kiểm soát vũ khí và thương mại của chính quyền Obama, đồng thời, khiến các nhà hoạch định chính sách và nhà lập pháp Mỹ thêm ngờ vực về ư định và định hướng của nước Nga.
Mỹ thích ông Medvedev lănh đạo nước Nga hơn là ông Putin.
Sau khi 2 bên đạt được thỏa thuận về một hiệp ước giảm vũ khí hạt nhân quan trọng vào năm 2010, những cuộc đàm phán về các bước cắt giảm kho vũ khí đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Moscow và hệ thống pḥng thủ tên lửa mới cho các thành viên của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đă bất thành. Đây là 2 nội dung mà ông Putin đă nhiều lần bác bỏ không khai.
Ông Putin đă tuyên bố ra tranh cử tổng thống tại Đại hội Đảng nước Nga thống nhất (UR) ngày 24/9 vừa qua và gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử vào tháng 3/2012.
Dự kiến, việc ông Putin làm tổng thống 2 nhiệm kỳ, tức 12 năm. Giới chính trị Mỹ gọi đây sẽ là thời kỳ khiến nước Nga dần trờ thành “nhà nước cảnh sát”.
Tổng thống B. Obama đă tạo dựng đuợc mối quan hệ làm việc chặt chẽ với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Theo điện mật của Bộ Ngoại giao Mỹ được WikiLeaks công bố, Washington hy vọng Tổng thống đương nhiệm Medvedev sẽ trở thành một đối trọng với kiểu nhà nước do ông Putin điều hành.
Nhà Trắng đă t́m cách giảm nhẹ những tác động từ sự trở lại của Putin và sự “điều chỉnh” trong mối quan hệ với Moscow của Tổng thống Obama. “Đây là sự điều chỉnh về lợi ích quốc gia chứ không phải v́ tính cách cá nhân”, ông Tommy Vietor, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, cho biết.
Các nhà lập pháp Mỹ đặc biệt thận trọng với ông Putin và có thể làm khó dễ cho những nỗ lực theo đuổi các hiệp định kiểm soát vũ khí và thương mại với Nga của chính quyền Obama.
Trong khi ông Medvedev ủng hộ Nga gia nhập WTO th́ ông Putin lại công khai tỏ vẻ ngờ vực về giá trị của việc gia nhập WTO. Ngược lại, ông Putin lại muốn bảo hộ nhiều hơn và xây dựng một khối thương mại của các nước SNG.
Ông Obama lập luận với Quốc hội là sự “điều chỉnh” quan hệ với Nga nằm trong lợi ích Mỹ. Có một số động thái thể hiện sự ấm lên trong quan hệ khi Nga đă có một số áp lực với Iran về việc từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân, cho phép Mỹ chở vật tư quân sự qua Nga tới Afghanistan.
Tháng 12/2010, Thượng viện Mỹ đă phê chuẩn hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga. Tuy vậy, các cuộc đàm phán về việc tiếp tục cắt giảm hơn nữa đă thất bại.
Có lẽ chủ đề nhạy cảm nhất giữa hai nước vẫn là hệ thống pḥng thủ tên lửa mà Mỹ hậu thuẫn cho đồng minh NATO để chống lại sự đe dọa của tên lửa đạn đạo từ Iran. Trong khi đó, theo Nga, hệ thống đó sẽ làm suy giảm khả năng răn đe hạt nhân của nước này.
Phát ngôn viên của thủ tướng Putin, Dmitry Peskov cho rằng sự va chạm về vấn đề pḥng thủ tên lửa là một thử nghiệm quan trọng về sự nghiêm túc của ông Obama trong việc điều chỉnh các mối quan hệ. “Chúng ta cần thể hiện sự điều chỉnh này bằng những bước đi cụ thể, chứ không phải bằng lời nói”.
Hai bên thừa nhận chưa thúc đẩy được một thỏa thuận giúp làm giảm mối lo ngại của Moscow. Nga đă đề xuất phối hợp với NATO để xây dựng một cơ cấu chỉ huy và kiểm soát chung trong hệ thống pḥng thủ tên lửa. Mỹ bác bỏ ư tưởng này, cho rằng nên xây dựng các hệ thống riêng biệt thay v́ “phối hợp”.
Việt Thành (theo WSJ)