Hôm nay 21/9, tại Bắc Kinh sẽ diễn ra cuộc gặp quan chức ngoại giao Triều Tiên và Hàn Quốc bàn về việc nối lại ṿng đàm phán 6 bên sau hơn 2 năm gián đoạn.
Theo AFP, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc là ông Wi Sung-Lac và người đồng cấp Ri Yong-ho của Triều Tiên đă có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 19/9, đúng vào dịp kỷ niệm 6 năm tuyên bố chung do 6 bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên kư kết.
Trước đó, vào tháng 7/2011 2 đại sứ liên Triều từng có cuộc gặp tại đảo Bali của Indonesia, bên lề một hội nghị của các nước ASEAN. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên về vấn đề hạt nhân bên ngoài khuôn khổ của ṿng đàm phán 6 bên.
Trước đó, lănh đạo Triều Tiên và Mỹ cũng đă gặp nhau ở New York để bàn về việc tái khởi động ṿng đàm phán này.
Theo giới phân tích, dù cuộc gặp cho ra kết quả như thế nào th́ việc đại sứ hạt nhân hai miền Triều Tiên ngồi lại với nhau tại Bắc Kinh vẫn được coi là một bước tiến đáng kể cho tiến tŕnh phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trong bài trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga hôm 20/9, chuyên viên Aleksandr Vorontsov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện phương Đông, cho rằng trong mọi trường hợp, cuộc gặp của đại diện hai nước Triều Tiên là một bước đi tích cực.
“Thông tin về việc bắt đầu cuộc thương lượng liên Triều ở Bắc Kinh tạo tinh thần lạc quan. Cuộc gặp sẽ giúp tạo lập bầu không khí lành mạnh hơn trên bán đảo Triều Tiên, Hy vọng rằng, ở Bắc Kinh hai bên sẽ thực hiện một bước dài tiến tới việc nối lại quá tŕnh đàm phán 6 bên," ông Vorontsov nói.
Để khích lệ hai phía, đặc biệt là Triều Tiên, trong tuần qua các nước thuộc nhóm “bộ tứ” trung gian đă có một loạt động thái cho thấy sự nghiêm túc khi tham gia tiến tŕnh ḥa giải này.
Bộ tứ trung gian đưa ra một loạt các biện pháp khích lệ Triều Tiên trở lại ṿng đám phán. Trong ảnh, Tổng thống Nga tiếp Chủ tịch Kim Jong Il của Triều Tiên hồi tháng 8/2011.
Ngày 14/9, Chính phủ Nga tuyên bố sẽ xóa cho Triều Tiên khoản tiền 11 tỷ USD mà đất nước này c̣n nợ từ thời Liên Xô.
Theo đó, 90% khoản nợ sẽ được xoá và 10% c̣n lại được sử dụng để thực hiện các dự án chung ở Triều Tiên. Đây được xem là động thái của Moscow nhằm ủng hộ chính quyền B́nh Nhưỡng, khẳng định sự “kề vai sát cánh” của Nga đối với Triều Tiên trong cuộc đấu trí về hạt nhân với các nước lớn.
Tiếp đó, ngày 18/9 Nội các Nhật Bản đă thông qua quyết định không gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Triều Tiên. Chính phủ Nhật Bản khẳng định, quyết định này nhanh chóng được thông qua v́ nhiều tín hiệu phát đi từ B́nh Nhưỡng cho thấy triển vọng về việc nối lại ṿng đàm phán với chính phủ các nước khác về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là rất sáng sủa.
Trong lúc đó, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục có những tuyên bố cho thấy quyết tâm khôi phục cuộc đàm phán 6 bên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng t́m cách giải quyết vấn đề bằng con đường đối thoại.
Ngày 19/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ một lần nữa nhắc lại quan điểm trên tại Hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 6 năm kư kết tuyên bố chung của các thành viên tham gia cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Một ngày trước cuộc gặp tại Bắc Kinh, trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Yong-ho tái khẳng định: B́nh Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Seoul mà không đưa ra điều kiện tiên quyết nào.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ muốn Triều Tiên thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi v́ đă đánh ch́m tàu Cheonan cũng như về vụ xung đột quanh đảo Yeonpyeong.
Seoul và Washington cũng muốn B́nh Nhưỡng chấm dứt toàn bộ chương tŕnh hạt nhân. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại cuộc thương lượng ở Bắc Kinh vào ngày hôm nay, nhất là trong bối cảnh Washington luôn đứng sau lưng Seoul.
Chưa rơ kết quả cuộc hội đàm cấp cao như thế nào nhưng cuộc gặp gỡ liên Triều tại Bắc Kinh là tín hiệu tốt tái lập ṿng đàm phán 6 bên.
Tuy vậy, theo giới phân tích quốc tế th́ kết quả về cuộc hội đàm sẽ rất tích cực. Đối lập với bộ đôi Mỹ - Hàn Quốc, bộ đôi Nga – Trung Quốc cũng cho thấy “sức nặng” của ḿnh trong tiến tŕnh ḥa giải lần này.
Về vai tṛ của Trung Quốc, chuyên viên Yakov Berger thuộc Viện Viễn Đông – Nga cho rằng: “Bắc Kinh luôn giữ lập trường và có cân nhắc về chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên, chủ trương nối lại quá tŕnh đàm phán 6 bên. Ngoài ra, với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế, Trung Quốc có thể tạo ra những tác động đến quan điểm của Triều Tiên cũng như gây ảnh hưởng nhất định lên tư duy của những chính khách bảo thủ người Mỹ."
Về phần ḿnh, Nga đă thiết lập về cơ bản bầu không khí tin cậy trên bán đảo Triều Tiên nhờ việc thực hiện một số dự án năng lượng và giao thông thời gian qua. Tới đây sẽ có cuộc gặp của chuyên viên ba nước về nội dung dự án đường ống dẫn khí từ Nga đến Hàn Quốc đi qua lănh thổ Triều Tiên.
Cuối tuần qua tại Moscow, đại diện Chính phủ hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đă kư kết văn bản với Tập đoàn Gazprom của Nga về thành lập nhóm làm việc dự án này. Người Nga kỳ vọng, dự án này có thể giúp Nam – Bắc Triều xích lại gần nhau hơn.
Với lợi ích kinh tế hiển hiện, rơ ràng cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều không muốn “mất điểm” ở dự án này, nhất là trong bối cảnh khí đốt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới bầu không khí tại cuộc gặp giữa hai đại sứ hạt nhân liên Triều tại Bắc Kinh ngày hôm nay.
Có thể khẳng định, vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết ngày một ngày hai. Tuy nhiên, việc thường xuyên tổ chức những cuộc đàm phán giữa hai nước có thể đưa tới nhiều tiến bộ. Về phương diện này, ṿng đàm phán liên Triều về phi hạt nhân hóa diễn ra ngày hôm nay tại Bắc Kinh có thể được coi là thành công nếu cuộc họp lần này thống nhất duy tŕ được đà tổ chức đối thoại giữa hai miền Nam - Bắc Triều trong thời gian tới.
Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khởi đầu vào năm 2003, gồm các nhà ngoại giao của Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ṿng cuối cùng tiến hành cuối năm 2008. Năm 2009 B́nh Nhưỡng tuyên bố rút khỏi quá tŕnh đàm phán v́ những bất đồng quan điểm chính trị. Căng thẳng liên Triều tiếp tục leo thang khi phái bảo thủ lên nắm quyền ở miền Nam bán đảo c̣n B́nh Nhưỡng th́ tiến hành thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
Bên cạnh chương tŕnh làm giàu plutonium được cho là đủ để sản xuất 6 đến 8 quả bom, Triều Tiên c̣n công bố một nhà máy làm giàu uranium mới hồi năm 2010. Nước này khẳng định năng lượng hạt nhân được sử dụng nhằm mục đích phi quân sự, nhưng các chuyên gia nước ngoài cho biết việc chế tạo bom hạt nhân từ nguồn năng lượng này là rất dễ xảy ra.
Tùng Dương (tổng hợp)
Theo ĐấtViệt