Vào ngày 11.09.2011, trên trang Tiếng Việt của Đài Trung Quốc CRI có đăng tải tấm h́nh với chú thích như sau:
“Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần này đã thu hút được 6771 vận động viên của 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, các tuyển thủ sẽ tiến hành đua tranh trong 16 môn thi và 188 nội dung biểu diễn.” (//vietnamese.cri.cn/). Đă khiến nhiều người Việt c̣n ưu tư tới vận nước không khỏi chạnh ḷng.
Có những câu hỏi được nêu ra:
Sự hiện diện của một cô gái mặc áo dài khăn đống (giống cô gái xứ Huế) trong số những cô gái đại diện cho 55 sắc dân thiểu số của Trung Hoa ở trên đă nói lên điều ǵ?
Có phải người Trung Hoa muốn ngầm gửi một thông điệp cho dân Việt ta về một tương lai không xa, đất nước ta sẽ trở thành một “Tây Tạng”; “Tân Cương” của chủ nghiă bành trướng Đại Hán?
Cũng có người lập luận rằng, dân tộc Kinh ở Việt Nam là đa số. Nhưng ở bên Trung Quốc chỉ có khoảng 22.000 người (số liệu năm 2000). Nhóm người này di cư lên lập nghiệp ở vùng Trường B́nh - Bạch Long vào khoảng thế kỷ 16. Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia th́ tới gần cuối thế kỷ 19 vùng Trường B́nh - Bạch Long vẫn thuộc đất Đại Việt. Nhưng theo công ước Pháp – Thanh (1887) th́ vùng đó bị nhập vào Trung Hoa. Tới nay nhóm người Việt này đa phần đă bị Hán hóa, sống chủ yếu ở Kinh Đảo (Kinh tộc Tam Đảo) thuộc vùng Đông Hưng – Khu tự trị Choang - Quảng Tây. Như vậy, dù đă là người Trung Quốc, họ vẫn có gốc Việt, họ ăn mặc theo trang phục Việt Nam cũng không có ǵ lạ cả.
Nhưng vấn đề ở đây là cô gái người Kinh ở Đông Hưng diện khăn đống áo dài tân thời Việt Nam (giống như một cô gái Huế) mới là cơn cớ cho những bức xúc của nhiều người!
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Google.
Lật mở lại xuất xứ của chiếc áo dài Việt Nam ngày nay. Chiếc áo dài “tân thời” mới ra đời vào những năm 1930. Điều này được mọi người thống nhất công nhận. Như một tờ báo ở Paris xác nhận, chiếc áo dài tân thời đầu tiên do hoạ sỹ Cát Tường, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có cửa hiệu thời trang ở Paris, là người thiết kế mẫu và may lần đầu tiên vào năm 1921. Song chỉ từ khi chiếc áo dài Cát Tường (tức Le mur, - Le Mur tiếng Pháp là cái tường, họa sĩ chơi chữ, kư tên Lemur) được hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay ủng hộ mới thành một phong trào phổ biến trong cả nước. (*)
Trước đó kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lănh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc th́ hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. V́ phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lănh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Khi lao động và trong những hoạt động b́nh thường, phụ nữ làm lụng, dù là vào thời Hùng Vương hay là đầu thế kỷ XX, vẫn thường mặc váy-yếm với hai tay và lưng để trần. Phụ nữ nhiều dân tộc ít người đến nay vẫn cởi trần mặc váy. Đàn ông khi lao động th́ thường cởi trần. Các thành ngữ “váy vận, yếm mang” (đối với phụ nữ) và “cởi trần đóng khố” (đối với nam giới) miêu tả chính xác trang phục lao động truyền thống. Cách mặc với mục đích ứng phó với môi trường tự nhiên này dần dần trở thành một quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam cổ truyền: Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
Để thích ứng với khí hậu nắng nóng, sau này nam nữ cũng thường mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà hai bên hông hoặc bít tà; miền Bắc gọi là áo cánh, miền Nam gọi là áo bà ba. Áo có đính cúc nhưng phụ nữ khi mặc thường không cài cúc vừa để cho mát, vừa để hở cái yếm thắm làm duyên.
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Google.
Chỉ vào dịp lễ hội, phụ nữ Việt Nam mới mặc áo dài. Màu sắc ưa thích là các màu âm tính phù hợp với phong cách truyền thống ưa tế nhị, kín đáo: ở miền Bắc là màu nâu, gụ - màu của đất; ở Nam Bộ là màu đen, màu của bùn; người xứ Huế th́ ưa màu tím trang nhă phù hợp với phong cách đế đô. Trong lễ hội, người phụ nữ mặc cái áo dài màu nâu hoặc thâm… Ở ngoài, lấp ló bên trong mới là lớp áo nhiều màu dương tính hơn (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy…). Theo quan niệm của nhân dân th́ màu hồng, màu đỏ là màu của sự tốt đẹp, màu “đại cát”. Nên dịp đại hỷ các màu này thường chiếm vị trí chủ đạo trong trang phục.
Ảnh minh hoạ áo dài trong dịp lễ hội xưa (ở thôn quê) - Nguồn: //vietxua.net/
Nếu như áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Th́ với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, kiểu áo dài được cách tân để gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân h́nh không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho ngũ thường của nữ giới theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (c̣n gọi là người Khách Trú) bất măn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để ǵn giữ bản sắc văn hóa riêng, Chúa Nguyễn - Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định h́nh cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục th́ đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo th́ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tṛn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc th́ được phép ..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quư Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đă viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".
Áo dài xưa (ở tỉnh thành) - Nguồn: wikipedia
Nhu cầu hiện đại hóa trang phục, kể cả trang phục nam giới, nằm trong nhu cầu chung cần hiện đại hóa của xă hội Việt Nam thời thuộc địa. Xă hội cũ chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Mạnh. Người phụ nữ không được coi như có một nhân cách, chỉ là một công cụ sinh đẻ để bảo đảm sự tồn tại gia đ́nh và ḍng họ. Con gái lấy chồng do cha mẹ sắp đặt, không có tự do yêu đương. Do đó, làm đẹp và trang phục phụ nữ không có tầm quan trọng như ở phương Tây, nhất là sau khi đă lấy chồng. Quần áo phải giấu đi những đường cong khêu gợi của phụ nữ. Đặc biệt, bộ ngực cô nào quá đồ sộ, phải lấy vải quấn cho chặt để đỡ ngượng v́ bị chê là dâm đăng.
Nguồn: 9Xinh.com
Áo dài Lemur đă phá tất cả những cấm kỵ ấy. Nguyên tắc của nó là phô những cái mà áo dài cổ truyền giấu đi. Đáng lẽ 4, 5 thân, áo “tân thời” chỉ có hai mảnh, trước và sau, xẻ từ eo lưng trở xuống, cài khuy sườn bên phải, bỏ thắt lưng buộc thơng đằng trước. Áo may sát thân người, quần cũng may sát mông, vú được “xú chiêng” làm nổi bật.
Mới đầu, chỉ các me Tây mới dám “tân trang”: vấn tóc trần, để răng trắng, mặc áo dài quần trắng “tân thời”. Dần dần, một số phụ nữ có học, cô giáo, nữ sinh “đột phá khẩu” tiếp. Dư luận báo chí ủng hộ khiến cho các con gái nhà gia giáo cũng nhập cuộc. Tới 1934 là năm bộ áo “tân thời” đă thành phổ biến.
Đó là một bản tuyên ngôn: phụ nữ muốn có tính cách riêng của ḿnh, đ̣i tự do sinh hoạt xă hội, muốn phô bày cái đẹp thân thể. Áo dài là một sự “tiếp biến văn hóa” (acculturation) thành công: áo dài truyền thống đă kết hợp hài ḥa với thời trang hiện đại phương Tây, vẫn được thế giới đánh giá là “áo dân tộc Việt Nam”. Điều này chứng minh là phải hiểu “bản sắc dân tộc” một cách động chứ không phải tĩnh, không nệ cổ. (*)
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Google.
Trở lại chuyện chiếc áo dài tân thời được người Kinh (đă Hán hóa) ở Trung Quốc mặc ở thượng dẫn nó không đơn thuần là sự tôn vinh “bản sắc dân tộc” Việt Nam. Bởi xét trên hoàn cảnh ra đời của chiếc áo dài tân thời ấy, người Kinh ở Đông Hưng không có ǵ gắn bó với chiếc áo đó cả. Bởi thế sự xuất hiện của nó trong lễ hội thể thao của 55 sắc dân thiểu số của Trung Hoa chắc chắn nó mang những thông điệp chính trị sâu xa. Khiến tất cả những ai c̣n nặng ḷng với xă tắc non sông phải suy ngẫm. Như lời than của một bloger đă bày tỏ bức xúc trên trang nhà của ḿnh rằng: “Nước Việt Nam sẽ (đă) mất, Dân Tộc Việt Nam sẽ bị Hán hóa và sẽ trở thành một trong những dân tộc thiểu số của Trung Cộng???” (**)
Gocomay