Trong cuộc chiến tại Libya, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề công nhận NTC có những thay đổi nhưng được tính toán kỹ để bảo vệ tối đa lợi ích của nước này tại Libya.
Sáu tháng nội chiến tại Libya, cuộc chiến này có sự can dự của nhiều nước lớn. Thái độ của các nước này không phải trước sau như một và Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ.
Ngay cả khi nghị quyết 1973 được thông qua - tạo cơ sở pháp lư cho các cuộc không kích của NATO vào lănh thổ Libya, Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng, một thái độ rất nước đôi không đồng ư cũng chẳng phản đối.
Trong suốt cuộc nội chiến, Trung Quốc cũng không bày tỏ quan điểm sẽ ủng hộ bên nào. Nhưng cho đến tháng 6/2011, Trung Quốc lại cử một quan chức ngoại giao tới gặp phe nổi dậy để bàn về vấn đề nhân đạo và nhất là việc đảm bảo an toàn cho việc làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Cho đến khi ông Gaddafi bị thất thế và nhất là khi hé lộ thông tin một số công ty quốc pḥng Trung Quốc bán vũ khí cho Gaddafi khiến cho phe nổi dậy ở Libya không hài ḷng th́ Trung Quốc buộc phải có bước đi mới.
Dù ra sức phủ nhận thông tin bất lợi nói trên nhưng có lẽ Trung Quốc nghĩ rằng nên cho phe nổi dậy Libya một “củ cà rốt” để họ không c̣n lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nữa. Trung Quốc lập tức ra tuyên bố “sẽ công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) khi hội tụ đủ những điều kiện” (mà cũng không nêu ra điều kiện cụ thể nào) và t́nh h́nh rất phức tạp nên Trung Quốc “sẽ giữ liên lạc với tất cả các bên tại Libya”.
Trung Quốc gió chiều nào theo chiều đó để bảo vệ lợi ích của ḿnh tại Libya.
Nhưng đến ngày 12/9, lại có một bước điều chỉnh mới, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này chính thức thừa nhận NTC là người đại diện hợp pháp của nhân dân Libya và sẵn sàng hợp tác để ủng hộ sự ổn định trong giai đoạn quá độ của Libya và phát triển quan hệ Trung Quốc - Libya.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không quên nhấn mạnh “Trung Quốc hy vọng rằng tất cả các hợp đồng mà Trung Quốc và Libya kư kết trước đó sẽ vẫn có hiệu lực và được thực hiện nghiêm túc”.
Theo thông cáo này, NTC được thông báo về quyết định của Trung Quốc và cơ quan này khẳng định mong muốn thực hiện tất cả các hợp đồng có giữa Libya và Trung Quốc. NTC cũng khẳng định mong muốn áp dụng chính sách “một Trung Quốc” (liên quan đến các vấn đề Tây Tạng và Đài Loan) và phát triển hơn nữa quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc.
Rơ ràng ở đây, có thể nhận thấy một sự “đánh đổi” ṣng phẳng giữa hai bên. Trung Quốc chấp nhận công nhận NTC là người đại diện hợp pháp của Libya. Trong khi trước đó, trong số 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là thành viên duy nhất không công nhận cơ quan này. Rất có thể là Trung Quốc cố t́nh kéo dài thời gian để “mặc cả” thêm với NTC về những điều kiện để nước này công nhận NTC. Nhưng đổi lại, NTC vừa tôn trọng các hợp đồng đă kư với Trung Quốc vừa tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”. Điều này quả là một thành công đối với Trung Quốc.
Từng bước đi của Trung Quốc trong vấn đề Libya đều được tính toán kỹ trong tương quan lợi ích của Trung Quốc tại nước này. Trước khi cuộc chiến nổ ra, 3% số dầu nhập khẩu của Trung Quốc là từ Libya và quan trọng hơn là các công ty dầu khí của Trung Quốc cũng có những kế hoạch lớn tại đây. Hơn nưa, có 35.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya.
Ngoài ra, cần phải nhắc tới những hợp đồng dầu mỏ, kinh tế, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Libya (có thông tin cho rằng Trung Quốc tham gia vào các dự án tại đây với tổng giá trị lên tới 18 tỷ USD)… Nếu không có những điều chỉnh linh hoạt trong chính sách th́ rất có thể những lợi ích kinh tế của Trung Quốc tại đây sẽ bị tổn hại.
Tất cả các yếu tố trên chi phối quan điểm của Trung Quốc đối với cuộc chiến tại Libya. Trung Quốc cố gắng có những điều chỉnh quan điểm sao cho phù hợp với thực tế và quan trọng hơn là t́m cách mặc cả những điều kiện có lợi nhất cho ḿnh. Cũng không sai khi nói rằng, trong cuộc chiến Libya, Trung Quốc thực hiện chính sách “gió chiều nào theo chiều đó”.
Việt Thành/DV