Ngày 10/08/2011, Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ; ngày 22/08 Việt Nam làm lễ tiếp nhận chiếc hộ tống hạm tên lửa thứ hai đặt mua của Nga; ngày 23/08, đến lượt Philippines long trọng nghênh đón một chiếc tàu tuần tra loại Hamilton của Mỹ được Hoa Kỳ chuyển giao.
Chiến hạm Gregorio Del Pilar vừa được Philippines đưa về hôm 23/8/2011nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân/REUTERS/John Javellana
Theo các nhà quan sát, những sự kiện dồn dập trên đây là dấu hiệu rơ nhất phản ánh xu hướng tăng cường vơ trang trong vùng, cho dù đó là một cuộc chạy đua không cân sức, giữa một bên là Trung Quốc, và bên kia là các nước Đông Nam Á bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Chỉ cần điểm qua những chiếc tàu mới mà hải quân ba nước kể trên vừa trang bị là thấy ngay sự khác biệt lớn : Bắc Kinh đă cho hạ thủy một chiếc hàng không mẫu hạm cỡ lớn, trong lúc Việt Nam và Philippines chỉ tăng cường thêm chiến hạm loại nhỏ. Giữa Việt Nam và Philippines cũng khác nhau : Việt Nam đặt mua hẳn tàu mới - hộ tống hạm tên lửa loại Gepard 3.9, được đánh giá là rất hiện đại - trong lúc Philippines phải bằng ḷng với một tàu tuần tra cũ mà lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ không dùng nữa.
Phải nói là t́nh trạng bất cân xứng nói trên bắt nguồn từ ngân sách mà các nước dành cho chi phí quân sự. Hiện nay ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc thuộc loại cực lớn, vượt mức 90 tỷ đô la, đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Ngân sách khổng lồ đó đă làm cho tiềm lực quân sự của Bắc Kinh mạnh hơn bất kỳ một nước nào khác tại châu Á.
Riêng trong lănh vực hải quân, ngoài tàu sân bay, Trung Quốc c̣n có thêm nào là tàu ngầm tiên tiến, kể cả loại được trang bị đầu đạn hạt nhân, nào là các loại tàu khu trục và tàu đổ bộ. Ngành ngư chính và hải giám của Trung Quốc cũng được trang bị tàu mới và ngân sách được tăng cường, giúp cho các đơn vị này dễ dàng hoành hành trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc.
Ở cực ngược lại, Philippines là một nước có ngành hải quân cực yếu, từng bị bỏ bê trong cả chục năm nay v́ chính phủ không có tiền tài trợ cho chương tŕnh hiện đại hóa quân đội. V́ ngân sách không dồi dào, Manila chủ yếu dựa vào đồng minh Hoa Kỳ, chủ yếu tiếp nhận và tân trang lại các thiết bị có từ thời đệ nhị thế chiến mà quân đội Mỹ không c̣n sử dụng. Ví dụ điển h́nh là chiếc tàu loại Hamilton vừa được pho trương tại cảng Manila hôm 23/08.
Trả lời hăng tin Mỹ AP, ông Rex Robles, một sĩ quan hải quân Philippines đă hồi hưu xác nhận là dù cho có mạnh hơn gấp ba lần hiện nay, nếu phải chạm trán với Trung Quốc, Philippines cũng sẽ đại bại v́ « Trung Quốc... có thể thổi chúng tôi ra bay ra khỏi mặt nước một cách dễ dàng ».
So với Philippines, th́ ngân sách quốc pḥng của Việt Nam lớn hơn. Theo Sách trắng về quốc pḥng của Việt Nam công bố năm 2009, ngân sách quân sự chính thức của Việt Nam trong năm 2008 đạt 27.000 tỷ đồng (1,48 tỷ đô la), tương ứng với 1,8% GDP. Từ đó đến ngân sách này đă gia tăng để lên đến mức 2,5% GDP.
Trước hiểm họa đến từ Trung Quốc, Việt Nam đă tính đến việc hiện đại ngành hải quân của ḿnh từ lâu : hai chiến hạm Gepard, chiếc Lư thái Tổ vừa tiếp nhận, và chiếc Đinh Tiên Hoàng hồi tháng 3 vừa rồi, đă được đặt hàng với Nga từ năm 2006. Bên cạnh đó, Việt Nam c̣n mua thêm 6 chiếc tàu ngầm Kilo từ năm 2009, sẽ bắt đầu được giao trong ṿng vài ba năm tới.
Theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS, trụ sở tại Washington, Việt Nam phải tăng cường tiềm năng hải quân của ḿnh để có thể củng cố thêm khả năng bảo vệ các đ̣i hỏi chủ quyền của ḿnh tại vùng Biển Đông, mà đối thủ chủ chốt là Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, nếu chỉ tính về mặt thực lực hiên nay, sức mạnh của Philippines, hay Việt Nam, không thể sánh với lực lượng hải quân hùng hậu của Trung Quốc. Nhưng việc cả Hà Nội lẫn Manila đều tăng cường vơ trang, với các phương tiện càng lúc càng hiện đại hơn, các hạm đội của hai nước này hoàn toàn có thể đóng vai tṛ răn đe, khiến Bắc Kinh phải ngần ngại hơn khi muốn đi quá trớn.
Dẫu sao th́ thực tế cho thấy là chính tham vọng lănh thổ ngày càng rơ nét của Trung Quốc là động lực thúc đẩy một cuộc chạy đua vơ trang trong vùng, kể cả đối với các quốc gia mà ngân sách c̣n eo hẹp như Philippines hay Việt Nam.
THEO RFI