Ở đây bà con ta chẳng có chi để ăn, mùa giáp hạt đói lắm, ngô trên rẫy cũng ít hơn năm trước, lúa cũng không c̣n nữa... Giờ bà con bám rừng, bám suối nhưng suối th́ cá cũng khó bắt, rừng hết của ăn rồi”, một người dân bản Xốp Cháo tâm sự.
Điểm trường tiểu học ch́m sâu trong nước, chỉ c̣n mái tôn. Đám trẻ đứng ngồi trên những bộ bàn ghế ít ỏi sơ tán được để... câu cá
Lạc giữa ḷng hồ
Sau mấy ngày “chu du” miền sơn cước, tôi tự cho ḿnh cái đặc quyền ngủ muộn một chút. Trời miền núi dù mùa hè nửa đêm về sáng cũng se se lạnh, có lẽ đó là tác dụng điều ḥa khí hậu của số diện tích rừng c̣n sót lại trong những cuộc “hành quyết” của lâm tặc. Đang khoan khoái tận hưởng luồng không khí mát lành của núi rừng th́ chuông điện thoại reo vang. Ông Chủ tịch UBND huyện Tương Dương phía đầu dây bên kia giọng gấp gáp: "Chú ơi, nước thủy điện Bản Vẽ dâng cao, nhấn ch́m điểm trường Tiểu học Xốp Cháo rồi".
Mênh mông đường vào Xốp Cháo
Ba anh em chúng tôi lập tức lên đường vào thủy điện Bản Vẽ. Vừa đặt chân đến bến thủy điện, chúng tôi hỏi thuê thuyền vào bản Xốp Cháo. “Phải đi bằng thuyền mới vào được nơi đó. Xốp Cháo nằm sâu trong ḷng hồ thủy điện Bản Vẽ đấy, mấy tuần nay nước lên nhấn ch́m bản rồi”, một người dân bản vừa vượt ḷng hồ thủy điện Bản Vẽ cho tôi biết. Để vào được bản Xốp Cháo, xă Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An, cách duy nhất là thuê thuyền của người dân nơi đây chạy từ ḷng hồ thủy điện Bản Vẽ, vượt ḍng Nậm Nơn rồi đi bộ xuyên núi.
Thỏa thuận 600.000 đồng để vào Xốp cháo, ông chủ thuyền c̣n nói thêm: “Đấy là nhà báo vào với bà con ta lấy thế thôi, chứ mùa này nước lên, đi nguy hiểm lắm, Nếu không phải nhà báo ta lấy 800.000 ngàn đấy nha”. Con thuyền xé nước lao băng băng, để lại sau lưng những vạt cây đă ch́m nghỉm trong nước ḷng hồ, chỉ c̣n lại ngọn.
“Biết nước dâng sẽ ngập hết gỗ nên làm thủy điện người ta cũng tận thu hết gỗ rồi đó chú, chứ hồi chưa làm cái thủy điện này, gỗ ở đây bạt ngàn, những cây to đến mấy người ôm. Đấy chú thấy mấy cái cành cây nhô lên ở kia không. Hồi xưa đó là cây gỗ lim cao nhất rừng đấy, chúng tôi đi rừng chỉ cần nh́n cái cây đó để nhắm hướng thôi”, ông chủ thuyền nói như độc thoại. Cách đây mấy năm khi ông c̣n đi rừng lấy củi kiếm cái ăn, ḍng sông chúng tôi đang đi chỉ là một ḍng khe nhỏ. Giờ người ta ngăn đập làm thủy điện, rừng càng bị thu hẹp, nước dâng mênh mông, ông chuyển sang làm nghề lái thuyền đưa khách từ thị trấn vào sâu trong ḷng hồ. Những chuyến đi phải tính tiền triệu để bù lại những hiểm nguy có thể gặp dọc đường.
Đang chạy như bay bỗng thấy thuyền từ từ dừng lại, bốn bề chỉ thấy rừng và nước. Ông chủ thuyền than: “H́nh như lạc đường rồi các chú ạ, nước dâng cao quá chẳng nhớ nổi đường mô với đường mô nữa rồi”. Hồi tháng 7, cao tŕnh mới chỉ ở 160m mà nay dâng lên đến gần 200m.
Giữa ḷng hồ thủy điện Bản Vẽ mênh mông nước, không một bóng người, xung quanh núi rừng thâm cung... Và chuyện lái đ̣ không nhớ nổi đường vào dù là người địa phương đă không biết bao nhiêu bận đưa khách vào Xốp Cháo khiến chúng tôi không khỏi hoang mang. Phải mất hơn 1 giờ ḍ dẫm trong cái mùi thum thủm đặc quánh của hàng ngh́n, hàng vạn xác động thực vật ch́m ngâm trong nước lâu ngày, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhơm khi ông lái à lên một tiếng: Đây rồi!
Xốp Cháo sẽ ch́m trong biển nước
Đập vào mắt chúng tôi là h́nh ảnh toàn bộ khuôn viên điểm trường Tiểu học Xốp Cháo đă ch́m ngỉm trong biển nước. Phía xa là những ngôi nhà bà con dân bản đang ráo riết tháo dỡ đưa lên đồi cao. “Phải tháo dỡ thôi chú ơi. Nước ḷng hồ này dâng lên nhanh quá, ít hôm nữa bản ta đây sẽ ch́m trong nước thôi. Cứ đà này, nước sẽ dâng tiếp, cơ hồ một nửa bản sẽ bị xóa sổ luôn đấy”, chị Cụt Thị My cho biết. Người đàn bà này đang ghé một vai cùng với mấy thanh niên trong bản nâng cái cột nhà to tướng lên đồi.
Xốp Cháo có hơn 30 hộ với khoảng 200 nhân khẩu, 100% là đồng bào Khơ mú - một tộc người thiểu số ở miền Tây Nghệ An. Người Khơ mú vẫn sống tách biệt hoang sơ, chỉ biết sống dựa vào rừng, vào suối. 100% số hộ thuộc diện nghèo.
Với t́nh h́nh nước dâng này, những ngôi nhà này cũng có thể ch́m nghỉm trong nay mai.
Xốp Cháo biệt lập giữa ḷng hồ thủy điện Bản Vẽ. Không chợ, không đường đi, không điện, không phương tiện liên lạc, không trạm xá... Như cách nói của ông lái đ̣ th́ đây là bản “Toàn không”.
Vừa rồi có chuyện vui là Ban giám hiệu Trường tiểu học Lượng Minh đă quyết định xây một điểm trường tiểu học ở đây để giải quyết vấn nạn mù chữ, bỏ học của trẻ em bản. Nói xây cho oai chứ thực chất trường được ghép từ những cây gỗ do phụ huynh lên rừng đẵn về, lợp mấy tấm tôn. Mùa mưa ngồi trong lớp học, thầy cứ phải hét lên để át tiếng lộp bộp của cơn mưa rừng vào tấm tôn. Mùa hè, cái nóng kinh người giữa điều kiện không điện, không quạt, cả thầy và tṛ vật lộn với từng con chữ.
Dân bản đang hối hả dỡ nhà chạy nước
Vậy nhưng cái “văn minh” duy nhất nơi núi rừng đă bị nước ḷng hồ nhấn ch́m trong tuần vừa qua. Giờ c̣n lại là nước mênh mông ôm lọt ngôi trường, chỉ c̣n thấy mái tôn xộc xệch nhô lên trong biển nước. Hay tin trường ngập, công an, dân quân xă đă được điều về để cứu trường nhưng sức người có hạn, chỉ cứu được mấy bộ bàn ghế. Toàn bộ dụng cụ, sách vở chuẩn bị cho năm học mới chẳng thể cứu nổi, gần hai chục con người đứng nh́n trân trân vào mái của ngôi trường rồi khóc.
Và học sinh nơi đây, trước thềm năm học mới sẽ không trường, không lớp và dĩ nhiên thầy cô có nhiều khả năng không được giảng dạy. Trưởng bản Lô Trung Thông đứng nh́n trong xa xăm của con nước lên, mặt buồn rười rượi bảo: “Cả bản ta đợt này phải chuyển đi nơi khác thôi nếu không nó sẽ bị ch́m như ngôi trường này. Giờ hết đường đi rồi, trường học đă ch́m. Ta đang huy động những gia đ́nh nào có nhà ở phía dưới phải tháo dỡ và di dời ngay, chứ không thể để ch́m như trường học. Hôm trước bà con ta đi rẫy hết, trở về th́ nước đă nhấn ch́m hết rồi. Bà con ta mong lắm lănh đạo các cấp phải làm ǵ đó để cho bản ta có trường, có lớp cho các cháu đi học chớ”.
Cũng theo ông Thông, hiện bà con dân bản Xốp Cháo đang đói lắm. Nhiều gia đ́nh chỉ c̣n một ít gạo rẫy không đủ ăn cho mùa giáp hạt, hạt ngô cũng cạn kiệt v́ mất mùa. Xuống suối bắt cá, lên rừng kiếm ăn cũng không được bao nhiêu.
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay, ông Nguyễn Hồ Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - cho biết: “Sau khi nhận được thông tin bản Xốp Cháo ngập, chúng tôi đă huy động anh em vào để tiến hành di dời các hộ dân lên khỏi cao tŕnh 200,5m nước. Việc này phía thủy điện 2 cho rằng do nhà tư vấn làm sai kỹ thuật, cắm mốc sai... Hiện chúng tôi đang cho kiểm tra lại tất cả các bản để tiến hành di dân trong thời gian sớm nhất”.
Chị Cụt Thị My cũng đang chuẩn bị di dời.
Xốp Cháo vốn đă đói nghèo giờ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
( theo dantri )