Chuyến viếng thăm được định trước của Ban Thiền Lạt Ma do chính quyền Bắc Kinh chọn lựa tại một tu viện Phật Giáo Tây Tạng đang gây sự lo ngại là sẽ có sự đàn áp mới nhắm vào các nhà sư trung thành với Ban Thiền Lạt Ma do chính đức Ðạt Ðai Lạt Ma chọn, theo các nhà tranh đấu Tây Tạng lưu vong.
Ban Thiền Lạt Ma Gyaltsen Norbu do Bắc Kinh chọn (người mặc áo nhà sư đi đầu) khi đến tham dự cuộc họp Tham Khảo Chính Trị tại đại sảnh Nhân Dân Trung Quốc tháng 3 năm 2010. (Hình: Feng Li/Getty Images)
Chuyến đi của Ban Thiền Lạt Ma Bắc Kinh đến tu viện Labrang Monastery ở vùng Tây Bắc được coi là một nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm tạo uy tín của nhà sư này trong dân chúng Tây Tạng, nơi nhiều người vẫn còn trông đợi sự trở về của Ban Thiền Lạt Ma do Ðạt Ðai Lạt Ma chọn lựa, Gendun Choekyi Nyima, nhưng bị nhà cầm quyền đem đi mất tích cùng với cha mẹ khi mới 6 tuổi.
Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ nhì trong Phật Giáo Tây Tạng, chỉ sau có Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, người theo truyền thống có phần trách nhiệm chọn ra và dạy dỗ bất cứ Ðạt Lai Lạt Ma mới nào sau khi người đương thời qua đời.
Tổ chức Quốc Tế Vận Ðộng Cho Tây Tạng (International Campaign for Tibet), có trụ sở đặt tại Mỹ, cho hay những người quen biết với họ quanh tu viện Labrang Monastery cho hay lính Trung Quốc được bố trí bên ngoài và người ngoại quốc nay bị cấm không được đến tỉnh Gansu.
Chuyến viếng thăm này nhiều phần sẽ buộc các nhà sư hiện vẫn còn trung thành với Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma do ngài lựa chọn phải có các cuộc “học tập về tinh thần ái quốc,” nhóm này cho hay.
Ða số người dân Tây Tạng không chấp nhận người Bắc Kinh chọn là Ban Thiền Lạt Ma, Gyaltsen Norbu, nay 21 tuổi.
BEIJING (AP)