Cùng với trọng tâm chiến lược của Mĩ chuyển sang Đông Á, quan hệ tam giác Mĩ – Trung – Nhật đang trở nên phức tạp và khó lường. Những biến số, ẩn số trong mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến t́nh h́nh chính trị và an ninh khu vực.
Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật là nền tảng trong chiến lược phát triển của Nhật Bản
Ngày 2/8, chính phủ Nhật Bản ban hành Sách trắng quốc pḥng năm 2011, nhấn mạnh quan hệ đồng minh Mĩ – Nhật và “thuyết mối đe dọa Trung Quốc”. Tất nhiên, những hành động này không phải tự nhiên mà có.
Sau chiến tranh, Nhật Bản lựa chọn con đường phát triển dưới sự bảo hộ của Mĩ. Do đó, ư nghĩa của Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật không chỉ hạn chế trong lĩnh vực an ninh; trên thực tế, hiệp ước này đă trở thành nền tảng trong chiến lược phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh. Con đường phát triển đặc thù này khiến Nhật Bản phụ thuộc lớn vào Mĩ. Mặc dù Đảng Dân chủ Nhật Bản nhận định rằng “ảnh hưởng của Mĩ đang suy giảm”; tuy nhiên, 20 năm hoặc 30 năm sau, Mĩ vẫn có thể là cường quốc số một trên thế giới. Do vậy, về cơ bản, Nhật Bản sẽ không thoát khỏi cái bóng của Mĩ.
Sách trắng quốc pḥng cũng đặc biệt nhấn mạnh vai tṛ quan trọng của quan hệ đồng minh Mĩ – Nhật. Do đó, dễ dàng nhận thấy rằng, trong tương lai Nhật Bản vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao ưu tiên duy tŕ và tăng cường quan hệ đồng minh Nhật – Mĩ.
Nh́n từ góc độ địa chính trị, Nhật Bản nhấn mạnh quan hệ đồng minh quân sự chiến lược với Mĩ, chính là muốn dựa vào sức mạnh quân sự của Mĩ “dọa” đối thủ tiềm tàng; trên thực tế là mượn sức mạnh Mĩ kiềm chế đối thủ. Năm 2010, GDP Trung Quốc vượt Nhật Bản khiến Nhật Bản chịu đả kích lớn. Cũng trong năm 2010, Nhật – Trung xảy ra vụ “đụng” tàu tại Đảo Điếu Ngư, thả thuyền trưởng Trung Quốc cũng khiến Nhật Bản cảm thấy “khó chịu”. Do đó, Nhật Bản càng quyết tâm dựa vào sức mạnh Mĩ để duy tŕ an ninh. Thủ tướng Nhật Bản Nato Kan cũng đă sửa đổi chính sách “b́nh đẳng trong quan hệ đồng minh Mĩ – Nhật” của cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama sang chính sách “ưu tiên đồng minh”.
Đằng sau những hành động của Nhật Bản trong vấn đề Đảo Điếu Ngư hay vấn đề biển Đông đều có h́nh ảnh của Mĩ
Tất nhiên, pḥng ngừa và kiềm chế sự phát triển của các cường quốc tại khu vực Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc), duy tŕ vai tṛ lănh đạo truyền thống và lợi ích đă đạt được cũng là trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của Mĩ.
Về kiềm chế Trung Quốc, Nhật – Mĩ có thể gọi là “anh em cùng chí hướng”. Quan hệ đồng minh Nhật – Mĩ đă trở thành biến số quan trọng tác động đến quan hệ Trung – Nhật và t́nh h́nh chính trị, an ninh Đông Á. Rất khó phủ nhận rằng, đằng sau những hành động của Nhật Bản trong vấn đề Đảo Điếu Ngư hay vấn đề biển Đông đều có h́nh ảnh của Mĩ. Những năm gần đây, trọng tâm chiến lược của Mĩ chuyển sang khu vực Đông Á, Mĩ công khai tham gia vào các công việc trong khu vực. Có thể dự đoán rằng trong tương lai Mĩ sẽ nhúng tay sâu hơn nữa vào các công việc tại khu vực này. C̣n Nhật Bản, trong tương lai, có thể phụ họa với Mĩ áp dụng chính sách “ngoại giao bao vây” đối với Trung Quốc.
Quan hệ tam giác Mĩ – Trung – Nhật đang trở nên phức tạp và khó lường.
Quan hệ Trung – Nhật rất phức tạp. Giữa hai nước đang tồn tại nhiều mâu thuẫn và xung đột lợi ích rất khó giải quyết. Quan hệ đồng minh Nhật – Mĩ không b́nh đẳng khiến nhân tố Mĩ ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến Nhật Bản. Nội bộ Nhật Bản nhiều biến số bất ổn, lập trường trong nội Đảng Dân chủ thiếu tính nhất trí, triển vọng cầm quyền không chắc chắn.
Trong hơn hai ngh́n năm lịch sử, so sánh lực lượng Trung – Nhật luôn ở trong trạng thái không cân bằng: khi Trung Quốc mạnh th́ Nhật Bản yếu và ngược lại. Tuy nhiên, so sánh lực lượng trong giai đoạn hiện nay đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng diễn ra trong lịch sử: Trung Quốc và Nhật Bản cùng mạnh. Tâm lí bất an của giới chính trị Nhật Bản trước sự phát triển thần tốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nhật bản đối với Trung Quốc.
Tương lai quan hệ Trung – Nhật sẽ đối mặt với nhiều thách thức
Những nhân tố trên đây cũng đă quyết định cục diện vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa phụ thuộc vừa kiềm chế giữa hai nước Trung – Nhật. Tương lai quan hệ Trung – Nhật sẽ đối mặt với nhiều thách thức do tồn tại rất nhiều nhân tố bất ổn.
( theo vtc )