Bằng những động tác cơ thể uyển chuyển, Hoàng Nhu đă thể hiện nhiều ca khúc theo cách mới lạ và nhận được sự phản hồi tích cực của cộng đồng mạng. Theo cô, đây là cách để người khiếm thích ḥa nhập xă hội.
Đặng Hoàng Nhu, Phó chủ nhiệm CLB Ngôn ngữ kư hiệu đă có cuộc trao đổi về ư tưởng "hát bằng tay" và kế hoạch hoạt động xă hội của ḿnh.
- Gần đây, cư dân mạng đang xôn xao về clip bài hát khá thú vị của bạn bằng ngôn ngữ cử chỉ. Ư tưởng làm clip này của bạn xuất phát từ đâu?
- Trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, ngôn ngữ kư hiệu rất phát triển và việc thể hiện bài hát bằng ngôn ngữ kư hiệu không phải là điều ǵ mới lạ. Thậm chí, ngôn ngữ kư hiệu c̣n được tích hợp vào chương tŕnh học của các trường trung học ở Mỹ. Nhưng tới khi chị Hoa, Phó chủ tịch CLB Ngôn ngữ kư hiệu làm một số clip hát bằng ngôn ngữ đặc biệt này th́ ḿnh mới thử làm theo và không ngờ lại nhận được phản hồi tích cực đến như vậy của cộng đồng mạng.
Học ngôn ngữ kư hiệu cũng giống như học bất kỳ một ngoại ngữ nào. Nếu bạn yêu thích nó, không có ǵ là không làm được cả. Ḿnh đă học ngôn ngữ này được hơn một năm và sẽ c̣n phải học nhiều nữa, v́ học th́ chẳng bao giờ hết được.
Đặng Hoàng Nhu đang "hát" bằng tay trong một clip ca nhạc.
- Clip bạn thực hiện có thể tác động trực tiếp đến cộng đồng và giúp đỡ những người khiếm thính như thế nào?
- Việc thực hiện các clip sẽ đưa ngôn ngữ kư hiệu tới cộng đồng một cách thân thiện và gần gũi nhất. Sau khi xem và thích các clip đó, nhiều người sẽ tiếp cận ngôn ngữ kư hiệu, từ đó có thể giao tiếp và giúp đỡ người khiếm thính ḥa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Chính nhiều người khiếm thính cũng nói với ḿnh rằng họ thích các clip mà ḿnh và một số bạn khác trong CLB làm. Họ rất vui v́ cảm thấy được quan tâm và mong sẽ có thật nhiều clip hay hơn nữa.
Các clip "hát bằng tay":
- Em mơ về anh
- Họa mi tóc nâu
- Có nhau trọn đời
- Bạn đánh giá như thế nào về các hoạt động giúp đỡ người khiếm thính tại Việt Nam hiện nay?
- Người khiếm thính chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ xă hội và cộng đồng. Cụ thể là họ chưa có sách giáo khoa riêng, phải học chung sách với người nghe nói b́nh thường. Họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh và những vấn đề về an sinh xă hội. Người khiếm thính không được thi bằng lái xe, không có khả năng tiếp cận thông tin từ các nguồn báo, đài hay...
Phiên dịch viên ngôn ngữ kư hiệu cũng chưa trở thành nghề chính thức. Cả việc phổ cập ngôn ngữ này cũng chưa có nên ngay cả trong gia đ́nh, cha mẹ anh chị em cũng không thể giao tiếp với con em ḿnh. Đây là điều mà theo ḿnh là rất đáng tiếc. Ḿnh hy vọng trong thời gian sắp tới những hạn chế này sẽ được cải thiện.
Hầu hết các thành viên trong CLB Ngôn ngữ kư hiệu đều c̣n rất trẻ.
- Vậy các bạn đă và đang có hoạt động ǵ để giúp đỡ những người này?
- CLB đă mở các lớp dạy ngôn ngữ kư hiệu tại trường tư thục trẻ Điếc Nhân Chính, Chi hội người điếc Hà Nội và Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Hoa Sữa... tạo công ăn việc làm cho người khiếm thính, đồng thời phổ cập ngôn ngữ kư hiệu ra cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp xă hội cũng như các bạn trẻ nhận thức đúng đắn hơn về người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói riêng. CLB Ngôn ngữ kư hiệu đang xây dựng bộ từ điển ngôn ngữ kư hiệu, bộ bài hát ngôn ngữ kư hiệu, các clip về Hà Nội sử dụng ngôn ngữ kư hiệu... Những sản phẩm này, theo ḿnh sẽ giúp đỡ được rất nhiều cho người khiếm thính.
Người khiếm thính cũng như mọi người khuyết tật cần sự chung tay giúp đỡ của toàn xă hội. Hiện tại, CLB Ngôn ngữ kư hiệu kêu gọi các tấm ḷng hảo tâm từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để gây quỹ nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động giúp đỡ cho người khiếm thính.
- CLB của bạn đang tham gia giải thưởng Chim én 2011. Vậy lư do nào khiến Chim én cuốn hút các bạn đến vậy?
- Tôi thấy Chim én không chỉ là giải thưởng để tôn vinh mà c̣n giúp khơi nguồn, lan toả tinh thần thiện nguyện tới cộng đồng. Hơn nữa, đây c̣n là cơ hội, sân chơi để chia sẻ những kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác và học hỏi, từ đó thúc đẩy cộng đồng ngày một phát triển hơn. Thấy rằng đây là một sân chơi mở, giúp kết nối các trái tim thiện nguyện nên CLB quyết định tham gia giải thưởng Chim én 2011.
Giải thưởng Chim én lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2009 - do tập đoàn FPT khởi xướng và tổ chức. Qua 2 năm triển khai, giải thưởng thu hút hàng ngh́n t́nh nguyện viên và tôn vinh 5 tổ chức, 5 cá nhân hoạt động xuất sắc mỗi năm. Hiện, mạng lưới của vicongdong.vn đă quy tụ được 300 nhóm t́nh nguyện tham gia hoạt động, gần 35.000 thành viên là t́nh nguyện viên trên toàn quốc.
Tâm Phúc
theo vnexpress