Nguy cơ đối đầu quân sự tại biên giới "nguy hiểm nhất" thế giới giữa Ấn Độ và Pakistan đang trở thành tâm điểm trong ṿng đàm phán mới nhất giữa quan chức hai nước.
Trong cuộc hội đàm hai ngày tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc pḥng hai nước tập trung thảo luận giải pháp rút quân khỏi vùng núi hiểm trở phía trên sông băng Siachen, nơi quân đội Ấn Độ và Pakistan “so găng” suốt từ năm 1984 đến nay.
Quan chức quốc pḥng New Delhi và Islamabad thống nhất phi quân sự hóa tại Siachen bởi giới phân tích quân sự khẳng định, chưa nói đến súng đạn giao tranh, riêng việc duy tŕ quân sự tại khu vực hiểm trở với khí hậu độc hại cũng có thể cướp đi sinh mạng của không ít binh sĩ.
“Thiện chí chính trị là nhân tố quan trọng nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa quân đội hai nước. Nếu quả bom tại chiến trường Siachen được dỡ bỏ ng̣i nổ, các khúc mắc khác trong tiến tŕnh ḥa b́nh này sẽ dần được tháo gỡ”, cựu Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi, người có đóng góp to lớn trong nỗ lực khôi phục đàm phán nhấn mạnh.
Một quan chức đương nhiệm trong Chính phủ Ấn Độ cũng chia sẻ quan điểm này khi cho rằng: “Sự thành công của tiến tŕnh ḥa b́nh có thể phải được nh́n nhận trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có thể nói rằng, việc hạ nhiệt chiến trường Siachen có thể tạo bước ngoặt thực sự cho tiến tŕnh này”.
Việc rút quân khỏi vùng biên giới nguy hiểm có ư nghĩa quan trọng trong tiến tŕnh đàm phán ḥa b́nh.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại tỏ ra không mấy lạc quan về kết quả của ṿng đàm phán lần này. Họ cho rằng, dù Ấn Độ và Pakistan lâu nay luôn nỗ lực b́nh thường hóa quan hệ song cả hai bên đều nghi ngờ lẫn nhau, do đó, khả năng rút quân của hai bên là khó có thể xảy ra.
Theo giới phân tích quân sự, ư nghĩa chiến lược thực sự của sông băng ở dăy Karakoram vẫn c̣n là vấn đề gây tranh căi. Trước năm 1984, cả hai bên đều không có binh lính đồn trú nhưng hiện nay khu vực này có sự hiện diện của khoảng 10.000 đến 20.000 binh sĩ của Ấn Độ và Pakistan.
“Tôi không nghĩ là họ có thể đạt được bước đột phá nào trên bàn đám phán bởi nó cũng chỉ mang tính h́nh thức như kiểu ngoại giao cricket giữa tuyển thủ hai nước hồi tháng 3 vừa qua”, Kanwal Sibal, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ nhận định.
Dẫu sao, chuyên gia này cho rằng, việc hai bên nhất trí tiến hành thêm nhiều cuộc đàm phán quân sự cũng có thể coi là thành công một phần. “Chỉ cần quân đội hai nước đồng ư tham gia các giải bóng đá hay cricket trên lănh thổ của nhau đă là một bước tiến lớn”, ông Sibal nhấn mạnh.
Đàm phán ḥa b́nh Ấn Độ - Pakistan một lần nữa được nối lại trong năm nay sau những nỗ lực vận động của Mỹ và đây là cuộc gặp đầu tiên giữa quan chức quốc pḥng cấp cao nhất của hai nước trong ṿng ba năm nay.
Quân đội Ấn Độ và Pakistan tranh đấu suốt ba năm nay và sự đối đầu của họ khiến cho nỗ lực ổn định Afghanistan và khu vực Nam Á của phương Tây thêm khó khăn.
Trà My (theo Reuters)