Bắc Kinh kiên quyết từ chối quyền khai thác dầu khí ngoài khơi của Hà Nội
Trung Quốc vừa lên tiếng phản đối việc Việt Nam khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] đồng thời phủ nhận những cáo buộc mới đây của Hà Nội về việc Bắc Kinh đă vi phạm chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này.
Vụ tranh căi này dường như cho thấy rơ một điều là các bên đối tác trong khu vực đang cảnh giác trước sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh và t́nh h́nh ngày càng phức tạp ở Biển Hoa Nam sau khi Mỹ năm ngoái đă đưa ra tuyên bố nhắm tới việc tái khẳng định sự ảnh hưởng của họ ở châu Á.
“Lập trường của Trung Quốc về Biển Hoa Nam là rơ ràng và trước sau như một. Chúng tôi phản đối các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, điều này đă phá hoại những lợi ích của Trung Quốc và các quyền pháp lư của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam và vi phạm thỏa thuận mà hai nước đă đạt được trong vấn đề này,” Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đă nói như vậy vào tối Thứ Bảy vừa qua.
Hà Nội nói rằng ba tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc đă tiếp cận một chiếc tàu của hăng thăm ḍ dầu khí quốc doanh PetroVietnam và cắt đứt cáp thăm ḍ của tàu này, báo Thanh Niên của Việt Nam đă đưa tin như vậy.
Trong một bức thư bày tỏ sự đáng tiếc được gửi tới sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội có đoạn viết sự cố nói trên “đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” và công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, theo tin của AFP.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đă kêu gọi Trung Quốc ngăn chặn không để xảy ra thêm bất cứ sự cố nào ở vùng biển được họ gọi là vùng đặc quyền kinh tế của họ và đề nghị Trung Quốc bồi thường, theo tin của Việt Nam Thông Tấn Xă hôm Thứ Sáu.
Đỗ Văn Hậu, một phó tổng giám đốc của PetroVietnam, được nhật báo Thanh Niên dẫn lời nói rằng PetroVietnam sẽ tiếp tục khai thác dầu khí tại khu vực này bởi v́ đó là lănh thổ của Việt Nam và đồng thời đă đề nghị chính phủ hỗ trợ.
“Những ǵ mà các bộ phận liên quan của Trung Quốc đă làm đều hoàn toàn là những hoạt động thực thi và giám sát b́nh thường luật hàng hải tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc,” bà Khương Du nói.
Trung Quốc “mong muốn cùng các bên liên quan t́m kiếm một giải pháp cho những tranh chấp liên quan và thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Biển Hoa Nam,” bà Khương nói thêm khi nhắc tới một thỏa thuận hồi năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo đó các nước đă cam kết duy tŕ hiện trạng ở những khu vực tranh chấp.
Bắc Kinh và Hà Nội hiện vẫn đang có tranh chấp về chủ quyền đối với Quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] và quần đảo xa hơn về phía nam là Quần đảo Nam Sa [Trường Sa], cả hai quần đảo nào đều là những vỉa đá giàu tài nguyên tiềm năng ở Biển Hoa Nam chạy suốt chiều dài những tuyến đường vận tải biển mang tính chiến lược.
Việt Nam mới đây đă đưa tin về các vụ tàu đánh cá và dụng cụ đánh cá bị Trung Quốc tịch thu ở Biển Hoa Nam kể từ năm 2009. Hồi tháng Ba vừa rồi, Philippine đă cáo buộc Trung Quốc cho tàu tuần tra quấy rối một tàu thăm ḍ dầu khí của Philippone ở vùng biển gần quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và sau đó đă gửi kháng thư chính thức tới Liên Hiệp Quốc về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận.
Bru-nây và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của quần đảo Nam Sa [Trường Sa].
T́nh h́nh ở Biển Hoa Nam đă trở nên phức tạp khi năm ngoái Mỹ đă khẳng định những lợi ích của họ ở vùng biển này, việc làm này đă khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên mạnh dạn hơn, theo tờ Bloomberg.
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang đàm phán một thỏa thuận về một khung pháp lư cho việc giải quyết những xung đột trên biển, Hồ Xuân Sơn, trưởng Ban Biên giới của Bộ Ngoại giao Việt Nam đă cho biết như vậy hồi tháng trước bên lề một hội nghị được tổ chức tại Hà Nội nhằm kiểm tra đường biên giới trên đất liền giữa hai nước [Trung Quốc và Việt Nam], theo tin của tờ Thanh Niên.
Su Hao, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái B́nh Dương của Đại học Ngoại giao Trung Quốc đă nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng những biện pháp mới đây của Việt Nam là một sự coi thường thỏa thuận được nêu cụ thể trong Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Biển Hoa Nam.
“Việc Việt Nam đơn phương thăm ḍ tài nguyên ở Biển Hoa Nam đă vi phạm thỏa thuận Trung-ASEAN,” ông Su nói.
Trước sức ép quốc tế ngày càng gia tăng ở khu vực này, đặc biệt là sau khi Mỹ bày tỏ sự ủng hộ dành cho Việt Nam và các nước khác [trong khu vực], Trung Quốc nên nhấn mạnh sự hiện diện của ḿnh ở khu vực này để bảo vệ chủ quyền của chính ḿnh và t́m ra những giải pháp thông qua đối thoại, ông Su nói tiếp.
Tuần trước, Trung Quốc đă khai trương giàn khoan dầu hiện đại nhất, giàn khoan này có khả năng khoan sâu tới độ sâu 3000 mét và Trung Quốc đă có kế hoạch đưa giàn khoan này tới hoạt động ở Biển Hoa Nam.
(Có sử dụng tư liệu của Lư Thanh [Li Qian] và Tân Hoa Xă).
Lưu Lâm [Liu Linlin]
Ngày 30 tháng 5 năm 2011
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Thời báo Hoàn cầu – Global Times *
|