Những người đàn ông trong câu chuyện này là những người quyền lực nhất của miền Nam trước 1975, là Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, tướng tá của chế độ Sài G̣n. Trong số họ có người giờ đă ra người thiên cổ, có người sống lưu vong nơi đất khách quê người. Những người đàn bà trong câu chuyện này hầu hết là những người nổi tiếng một thời ở Sài G̣n.
Họ có thể là đệ nhất phu nhân, là diễn viên, ca sĩ nổi tiếng... Trong số họ có người chưa bao giờ đặt chân đến Dinh Độc Lập, nhưng nhan sắc, tài năng của họ đă làm đảo điên những người đàn ông đầy quyền lực trong dinh, làm khuynh đảo cả chính trường. Họ là những “bóng hồng” vây quanh Dinh Độc Lập một thời.
Dưới chế độ chính quyền Sài G̣n cũ, sân chơi của giới quyền lực đầy tham vọng gần như không có giới hạn. Trong một xă hội đầy hỗn độn “quần ngư tranh thực” và đạo đức chuẩn mực xă hội được nêu thành: “bạn nhà binh, t́nh nhà thổ”, những câu chuyện t́nh luôn gắn với quyền lực, tiền bạc và tham vọng chính trị, xă hội. Ai là người đă chiến thắng? Câu trả lời là: Không ai cả!
Năm 30 tuổi, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu dưới trướng Ngô Đ́nh Diệm có thời gian đóng quân tại bến sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chính tại nơi đây, Thiệu có một mối t́nh rất diễm lệ, say đắm với một cô gái lai Tây tên Oanh rất xinh đẹp và c̣n rất trẻ.
Nhưng tham vọng quyền lực và sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp sau này, Thiệu đă nén lại mối t́nh trong tim để leo lên nấc thang danh vọng cao nhất của quyền lực trở thành lănh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng Đệ nhị Cộng ḥa) và Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng ḥa từ năm 1965 đến ngày 21-04-1975 từ chức bỏ ra nước ngoài sống lưu vong.
Nhưng có một ngày nọ, Tổng thống Thiệu ra Phú Yên trong chuyến công cán đầu tiên với vai tṛ Tổng thống, ông ta nhớ lại mối t́nh rất đẹp một thời đă qua. Nhưng thật oái oăm, ngang trái v́ tay thuộc hạ dưới quyền là đương kim tỉnh trưởng Phú Yên đă phỗng tay trên tự lâu rồi. Thiệu đau một, tỉnh trưởng Phú Yên hốt hoảng lo sợ gấp mười v́ nếu như sự thật trần trụi bị phơi bày…
Đôi ḍng tiểu sử
Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 25-12-1924 tại làng Tri Thủy, xă Tri Hải, Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận), trong một gia đ́nh nghèo, vừa làm rẫy vừa đánh cá. Nguyễn Văn Thiệu có hai người anh trai là Nguyễn Văn Hiếu - thời đệ nhị Cộng ḥa làm đại sứ tại Ư và Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ tại Đài Loan. Lên 9 tuổi, Thiệu theo học trường nghề Đỗ Hữu Vị, Phan Rang sau đó học trường quân sự tại Huế, rồi Vơ bị Đà Lạt. Mồ côi cha từ năm 11 tuổi, nên quăng đời tuổi thơ của Thiệu cũng khá nhiều cay đắng, vất vả.
Từ năm 1949 học xong khóa Vơ bị Đà Lạt, Thiệu cầm súng trong quân Liên hiệp Pháp sau đó được cử đi học sĩ quan Bộ binh tại Pháp. Năm 1951, Nguyễn Văn Thiệu cưới bà Nguyễn Thị Mai Anh con gái một gia đ́nh có truyền thống nghề lương y nổi tiếng đất Mỹ Tho, theo đạo công giáo toàn ṭng. Chúng tôi sẽ kể sau cùng câu chuyện về đệ nhất phu nhân Mai Anh
Tham gia cuộc đảo chánh Ngô Đ́nh Diệm 1963, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành một đại diện quyền lực trong giới quân đội. Sau đó được đề cử làm lănh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng), Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng thành lập Đệ nhị Cộng ḥa.
Năm 1971, trong một cuộc bầu cử không đối thủ với số phiếu đắc cử trên 94%, tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng ḥa đến ngày 21-4-1975 chuyển giao quyền lực Tổng thống cho ông Trần Văn Hương và ngày 25-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam đến Đài Loan, sau đó định cư tại Anh.
Nhưng về sau ông sang Mỹ sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời và mất ngày 29-9-2001 tại Boston, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau một cơn xuất huyết năo. Vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có ba người con, một gái hai trai là: Nguyễn Thị Tuấn Anh, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long.
Chuyện t́nh cô gái lai tây ở bến Sông Cầu
Khi c̣n là thiếu tá, khoảng năm 1954 Thiệu là tiểu đoàn trưởng đóng quân tại Sông Cầu, Phú Yên một thời gian. Ngay bến Sông Cầu, có một phụ nữ góa chồng, người lem luốc, cực khổ. Nhưng bà có cô con gái lai Tây tên Oanh rất đẹp. Nhan sắc của nàng vượt lên trên các cô gái trong vùng nhờ nước da trắng trẻo, sắc sảo và dáng cao, mũi cao làm thiếu tá Thiệu gặp một lần t́nh cờ tại bến sông đă đem ḷng nhớ thương da diết.
Xa vợ, xa nhà và là chỉ huy một đội quân chiến trận, có lẽ những ǵ Thiệu muốn khó ai có thể chối từ, nhất là thường dân. Ngày tháng trôi qua nhanh, cuộc t́nh rực lửa của Thiếu tá Thiệu với cô gái lai phút chốc đă mặn nồng, tưởng như không thể tách rời được, th́ cũng là lúc Thiệu chia tay chuyển quân đi nơi khác. Nàng Oanh ngày nào cũng ra bến sông Cầu chờ đợi bóng dáng anh thiếu tá người Phan Rang, nói tiếng Pháp, tiếng Anh như gió, rất có duyên và đẹp trai nhưng mỗi ngày thêm vô vọng…
Câu nói, đời quân nhân như cánh chim trời bay đi biền biệt, giờ bỗng đúng với tâm trạng nàng Oanh, bất giác gió sông Cầu thổi lạnh qua khe cửa, lạnh buốt cả tâm hồn cô gái mong đợi người t́nh…Nàng Oanh đâu biết, tay thiếu tá hào hoa kia đang say sưa với công danh, sự nghiệp như một kẻ “tọa sơn xem hổ đấu” chờ ngày đắc lợi.
Năm 1955 Thiệu gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, rồi thăng hàm trở thành chỉ huy trường Vơ bị Đà Lạt. Năm 1962, đại tá Nguyễn Văn Thiệu làm Sư trưởng SĐ 5 Bộ Binh, đến 1963 trở về Sài G̣n tham gia lật đổ gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm được phong hàm tướng và chính thức gia nhập chính trường, không làm chỉ huy quân đội mà tḥ chân vào bộ máy quyền lực cao nhất.
Mai Anh, vợ của Nguyễn Văn Thiệu
H́nh bóng cô nhân t́nh lai Tây ở bến Sông Cầu đă mờ dần, chỉ c̣n trong kư ức riêng, trong khi Sài G̣n trăm hoa đua nở. Những cuộc ngoại giao, quan hệ chính khách đang tập trung vào đệ nhất phu nhân Mai Anh nên Thiệu không dám hó hé ǵ để lộ làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị.
Cũng cần nói thêm để mọi người dễ h́nh dung ra bối cảnh tại Phú Yên thời đó. Tỉnh trưởng Phú Yên thời kỳ 1965 -1967 là Trung tá Trần Văn Hai (Hai Trề), quê ở Cần Thơ, nổi tiếng là một sĩ quan nghiêm túc, ngay thẳng luôn hết ḿnh phụng sự quốc gia. Tư lệnh vùng 2 chiến thuật là tướng Vĩnh Lộc, một người ḍng dơi hoàng tộc, là anh em với Bảo Đại nên uy quyền rất lớn.
Được mệnh danh là “anh cả Trường Sơn” một ông vua không ngai vàng. Một hôm, tướng Vĩnh Lộc lệnh cho Hai Trề mang xe tỉnh trưởng ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu, nhân t́nh của tướng Lộc ghé Phú Yên có việc riêng và căn dặn Hai Trề phải dùng xe công tỉnh trưởng ra đón rồi đưa nàng về tư dinh tỉnh trưởng để nghĩ ngơi. Tỉnh trưởng Hai Trề nhận lệnh, nhưng cảm thấy bất b́nh với thượng cấp v́ chuyện t́nh ái lăng nhăng làm khổ quân lính, nên đă lấy xe riêng ra đón.
Thay v́ đưa về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate" gợi t́nh nồng nực, hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" Tướng Vĩnh Lộc cho đúng điệu cải lương Phùng Há, th́ Hai Trề lại nổi máu lính giang hồ, chở vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn hạng sang ngoài đường Lê Thánh Tôn, thị xă Tuy Ḥa. Ca sĩ Minh Hiếu là mỹ nhân nổi danh vời khá nhiều giai thoại chốn t́nh trường. Từng là người yêu của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), nổi tiếng với những ca khúc hát về lính Cộng ḥa.
Sau đó, cô nàng c̣n được mệnh danh là “hạ sỹ nhứt danh dự” hàng tuần có mặt trên sóng đài phát thanh Sài G̣n để tâm t́nh, trao đổi thư từ với lính chiến trận, quyết định lăn xả vào con đường danh vọng, dựa cột cội tùng những tướng tá quyền lực như tướng Vĩnh Lộc.
Chính v́ câu chuyện “tham vàng, bỏ ngăi” này, mà người đời truyền nhau câu chuyện thất t́nh của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với bài Hoa Trinh nữ rất thảm buồn có những câu như lời tâm sự gởi gấm vào: “Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật b́nh thường”…Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc được coi như vua ở Tây Nguyên, đă cưa cẩm ca sĩ Minh Hiếu trong một lần nàng lên Pleyku hát phục vụ. Về sau, ca sĩ Minh Hiếu đă khiến tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ, nghiễm nhiên thành phu nhân Tư lệnh vùng 2.
Trở lại câu chuyện “không tuân chiếu chỉ” của trung tá, tỉnh trưởng Hai Trề. Không biết trên đường về khách sạn nàng tâm sự thỏ thẻ thế nào, mà khiến tướng Vĩnh Lộc tức bầm tím cả mặt mày, nổi trận lôi đ́nh. Nàng ca sĩ giận dỗi v́ không được hầu đón chu đáo như đă hứa hẹn, nên dỗi t́nh nhân bay về Sài G̣n.
Hôm sau tướng Vĩnh Lộc bay từ Huế vào, ngồi trên máy bay gọi Hai Trề ra tŕnh diện gấp.
Hai Trề không lạ ǵ kiểu hành xử này nên b́nh tĩnh, bất chấp mọi búa ŕu giáng xuống. Tướng Vĩnh Lộc vờ như đang thi hành công cán, không nhắc ǵ đến nàng ca sĩ nhân t́nh bị “ngược đăi” hôm trước, chỉ trách cứ, mắng mỏ Hai Trề quản lư dở ẹt, để V.C đánh từa lưa Phú Yên, gây xáo trộn t́nh h́nh và đe dọa: Phải chuyển đi nơi khác…Quả nhiên sau đó không lâu, trung tá Trần Văn Hai bị thay ghế, chuyển đi chỗ khác, người thay thế là Trần Văn Bá. Bá là con của bác sĩ Trần Văn Chẩn - thời Pháp là giám đốc Bịnh viện Mỹ Tho, là người quen bên phía gia đ́nh bà Mai Anh - vợ Thiệu.
Lúc Thiệu là trung tá Tiểu đoàn trưởng đóng quân ở Sông Cầu - Phú Yên cặp bồ với nàng Oanh, th́ Bá là tiểu đội trưởng, cấp dưới của Thiệu. Nay nhân lúc tướng Vĩnh Lộc căm tức Hai Trề, Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu gợi ư Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh (Minh lớn) chuẩn y hàm cấp trung tá và bổ nhiệm làm tỉnh trưởng biệt khu Phú Yên cho Trần Văn Bá.
Năm 1971, sau khi đăng cơ Tổng thống, chuyến du hành đầu tiên mang tính công vụ của Thiệu là đến Phú Yên. Tỉnh trưởng Trần Văn Bá cho quân sĩ giong trống, mở cờ đón Tổng thống từ sân bay về đến dinh tỉnh trưởng rất rỡ ràng, long trọng. Đang lúc quan văn, tướng vơ và báo giới hoan hỉ, đột ngột Thiệu quay sang hỏi :
- Bá à, cái bà ǵ hồi xưa lấy Tây ở Sông Cầu, có c̣n ở chỗ cũ không ?
Tỉnh trưởng Bá nghe xong như muốn rụng rời tay chân và mặt tái xanh không c̣n hột máu, ấp úng trả lời th́…mà…là… Đám bá quan văn vơ tháp tùng không ai hiểu mô tê ǵ, chưng hửng như từ trời rơi xuống. Chỉ có một ḿnh Trần Văn Bá là thấu hiểu, Tổng thống muốn hỏi cô Oanh lai Tây ở bến sông Cầu.
Ca sĩ Kim Loan
Nhưng Bá á khẩu v́ lo sợ một sự thật khác nếu ngài Tổng thống biết… Số là, sau ngày thiếu tá Thiệu bỏ nàng Oanh ra đi biền biệt, nàng chờ đợi măi đến không c̣n chút hy vọng ǵ nên lấy một lính địa phương tên Hoanh làm chồng. Chồng cô Oanh tử trận, nàng trở thành góa phụ. Thực hiện chính sách với gia đ́nh quân nhân tử trận, chính phủ Thiệu ban bố lệnh các địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho cô nhi, quả phụ có công ăn việc làm.
Mượn “gậy ông” này, tỉnh trưởng Bá cho lính đến Sông Cầu rước nàng Oanh về dinh Tỉnh trưởng làm việc trực điện thoại. Lửa gần rơm, hơn nữa là đàn em của Tổng thống năm xưa, lại là lúc cô Oanh xinh đẹp, đầy đặn sức sống của một phụ nữ xuân th́ nên Bá không dại ǵ bỏ qua cơ hội gần gũi người đẹp. Hơn nữa, Bá suy nghĩ nông cạn rằng: Tổng thống không thể nhớ chuyện t́nh cũ, mà giả sử có nhớ cũng không dám ṭm tem ǵ cả v́ sợ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín.
Lửa t́nh của thiếu phụ tuổi 35 hừng hực ḥa điệu với bản tánh háo sắc của viên tỉnh trưởng, chẳng bao lâu nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu trở thành “vợ bé” của viên tỉnh trưởng và hạ sinh một đứa con. Bá lo sợ vụ việc vỡ lỡ đến tai Tổng thống và bà vợ hung dữ như sư tử Hà Đông nên luôn t́m đủ mọi cách để “trám miệng” cô vợ bé xinh đẹp.
Nhưng người đàn bà đă từng bị nhân t́nh ruồng bỏ khi no cơm, chán chè không cho phép ḿnh dại dột thêm một lần nữa. Người dân Phú Yên quê cô có câu nói: Đừng tham nước mặn mà hà ăn chưn…Cô không để thêm một lần bị t́nh phụ trên tay ẳm theo con nhỏ dại. Nên tỉnh trưởng Trần Văn Bá càng muốn im lặng, cô nàng càng t́m đủ mọi cách khoe khoang, huyên thuyên rùm beng về chuyện làm vợ bé Tỉnh trưởng đă có con riêng như một chiến tích lẫy lừng, đầy tự hào để đe dọa và tống tiền Trần Văn Bá - một kẻ vừa tham sắc lẫn tham danh.
Tỉnh trưởng Bá sợ cuống cuồng, lo đáp ứng mọi nhu cầu của vợ bé đưa ra. Làm giấy khai sanh mang họ của Bá, mua một căn nhà to đùng cho hai mẹ con ở với đầy đủ tiện nghi sang trọng.
Trở lại với khuôn mặt méo mó đến tội nghiệp, thảm hại của tỉnh trưởng “đàn em” khi Tổng thống Thiệu hỏi chạm nọc, Bá biết là Thiệu măi lo việc quốc gia chưa biết chuyện nàng Oanh trở thành “pḥng nh́” trong hậu cung của ḿnh nên t́m đủ mọi cách xuề x̣a cho qua chuyện. Nhưng cho dù Bá có tài giỏi đến đâu, với đám thuộc hạ tay chân dưới trướng của Tổng thống, chỉ “nửa nốt nhạc” là mọi sự thật sẽ bị phơi bày.
Ca sĩ Minh Hiếu
Trần Văn Bá nuốt hận cay đắng vào ḷng và nguyền rủa số phận không may của ḿnh rằng: Tại sao ông ấy là Tổng thống…Câu chuyện cô vợ bé của tỉnh trưởng Trần Văn Bá kết thúc ngay sau đó với kết cục khá thảm. Khi quyền lực bị Thiệu tước hết, bạc tiền cũng vơi đáy, nàng Oanh t́m cách tránh né và hờ hững như một quy luật nhân quả xưa nay trong cơi nhân gian rằng: C̣n duyên th́ kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một ḿnh.
Nàng Oanh sau này đă lấy một ông dân biểu tên N.H.T cũng ở Phú Yên, khoảng năm 1990 xuất cảnh sang Mỹ theo diện H.O. Nghe đâu ông T sống riêng với con cái ở bang khác, không chung sống với nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu.
Ca sĩ Kim Loan có hay vào Dinh Độc lập ""hát suốt đêm" hay không?
Thập niên 60, thành phố Ḥn ngọc Viễn Đông nở rộ những trào lưu văn hóa, nghệ thuật lên ngôi. Nhan nhăn khắp các ngả đường, rạp xi-nê quảng cáo những chương tŕnh đại nhạc hội, cải lương, tân nhạc, kịch nói. Đào kép nổi danh thời này cũng rất nhiều không sao kể xiết.
Đây cũng là thời hoàng kim của báo giới với nhiều kư giả chuyên đưa những thông tin giật gân về giới văn nghệ sĩ đang được khán giả ái mộ. Những vụ x́-căng-đan về t́nh ái, ghen tuông, cặp bồ, bỏ nhau bao giờ cũng được người đọc quan tâm hơn những tin tức trên các chiến trường. Một trong những vụ x́-căng-đan gây xôn xao dư luận liên quan đến cô ca sĩ Kim Loan.
Ca sĩ Kim Loan theo học ḷ nhạc sĩ Nguyễn Đức từ khi lên 8-9 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Đức được ví như một phù thủy đào tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ nổi danh với các nghệ danh mang chữ Kim như: Kim Cương, Kim Hương, Kim Cúc, Kim Anh, Kim Loan…Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của ḿnh vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, năm đó cô đúng 17 tuổi rưỡi, với nhạc phẩm “Căn nhà ngoại ô” và ngay lập tức nổi danh.
Kim Loan có chất giọng hơi khàn, nghẹt mũi một chút. Cô đến ca trường nhạc giới giữa lúc Phương Dung, Hoàng Oanh, Hà Thanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh… đang làm mưa làm gió khắp các sân khấu. Tài và sắc là hai yếu tố hội đủ trong Kim Loan với vẻ đẹp hơi Tây, luôn sáng rực, lung linh khi bước lên sân khấu. Kim Loan có khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi như hoa hồng Đà Lạt nở buổi ban mai và sở hữu sóng mũi thanh tú, vầng trán băng sương, mái tóc buông dài và thật đẹp quyến rủ khi nàng cài thêm chiếc nơ. Có người đă ví cô như là cây bonsai, chưa được uốn cành tỉa lá để trở thành một thứ cây cảnh với những nét hài ḥa ngoạn mục.
Chỉ cần gia công một chút, Kim Loan có thể trở thành ngôi sao lung linh sánh vai với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga. Trong một lần hát phục vụ cho lính biệt động quân ở trại Đào Bá Phước, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.
Ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca đă lọt vào mắt xanh đa t́nh của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm. Do đó có dư luận về việc Kim Loan hát suốt đêm trong Dinh Độc Lập là vậy.
Trên 1 tờ báo hải ngoại mới đây ca sĩ Kim Loan kể lại chuyện gặp gỡ tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ như một người đoan trang thục nữ: “Loan đến hát nhiều lần ở Hội Quán Huỳnh Hữu Bạc.
Không quân, Hải quân, tất cả các binh chủng, nơi nào mời hát, Loan cũng đến, thân vui như anh em trong nhà, đâu có chuyện ǵ. Loan thường hát trong Không quân, có lần gặp ông bà Nguyễn Cao Kỳ trong Hội Quán, Loan thấy bà Nguyễn Cao Kỳ đẹp quá - bả mặc cái áo ǵ mà chỉ có một bên tay áo, đẹp và lạ quá, Loan cứ mê mẩn nh́n ngắm bả hoài. Má của Loan cùng đi, ngồi bên Loan, nói nhỏ: “Con đừng có nh́n bà ấy như vậy! Bà ấy tưởng con mê ông chồng bả, lôi thôi lắm đấy”. Có lần hát xong Loan định ra về th́ nhiều ông xúm lại xin Má Loan đừng cho Kim Loan về. Loan hỏi “Tại sao vậy?” Có ông nói: “Ông Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ sắp đến.”
Loan nói:
- Ông ấy đến th́ ông ấy đến. Sao lại không cho tôi về?
Ông này nói với mẹ Loan:
- Con quỳ lạy bác, bác ơi, bác đừng cho cô ấy về.
Loan vừa đứng lên định đi ra th́ “ổng” bước vào, tất cả mọi người cùng đứng lên để chào “ổng”. Kẹt rồi. Loan phải ngồi lại. Lần ấy Loan có nói chuyện với ông Phó Tổng thống một lúc.
Ổng hỏi Loan: “Nhà cô ở đâu?”. Ổng nói “Tôi hay ăn phở số 1 ǵ đó đường Trương Tấn Bửu…”. Chỉ có lần đó Loan được nói chuyện với một ông lớn trong chính quyền, chứ c̣n ḿnh là người dân, làm sao quen được các ông ấy”.
Nghe đoạn tâm sự trên cùa ca sĩ Kim Loan, rất nhiều người không nhịn được cười v́ nàng ca sĩ “vợ bé” Tổng thống diễn quá tài, diễn mà cứ như thật. Tuy không c̣n trẻ trung, hơn 35 năm ca hát nhưng Kim Loan vẫn muốn làm con nai vàng ngơ ngác với chuyện t́nh trường.
Ca sĩ Kim Loan chê bai, thất vọng về đệ nhất phu nhân Mai Anh
Mặc dù Thiệu được hầu tá Đặng Văn Quang (cậu vợ) và trung tá Ngân bảo vệ, che chắn kín đáo không lộ quan hệ bí mật với ca sĩ Kim Loan ra ngoài, những vỏ quít dày, có móng tay nhọn, cuối cùng đă lọt đến tai đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh.
Bà Mai Anh rất giận dữ, nhưng vốn bản tính trầm lặng, nếu làm ầm ỷ lên người bị thiệt trước tiên là chiếc ghế Tổng thống của chồng đang vào cuộc vận động bầu cử. Bà khôn ngoan và đáo để đánh tiếng khéo cho chồng biết và đe dọa sẽ cho người "mần thịt" t́nh địch. Thiệu hoảng sợ nên sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của người đẹp ca sĩ Kim Loan coi như chấm dứt tại Việt Nam vào ngày 6 tháng 11 năm 1969 với chuyến bay sang Tây Đức định cư tại thành phố Cologne. Đúng một năm sau cô làm đám cưới với một Việt kiều.
Trên một tờ báo hải ngoại, ca sĩ Kim Loan khẳng định: “Ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu th́ Loan không có gặp lần nào hết. Mà nói thiệt, nếu Loan gặp ông Thiệu, Loan sẽ hỏi: “Thưa Tổng thống, tôi không gặp ông lần nào, tại sao lại có chuyện kỳ cục vậy?”. Bị oan, tức th́ hỏi vậy thôi, Loan biết là ông Tổng thống cũng là nạn nhân của chuyện đồn ác ư.
Nhưng Loan nghĩ những người có trách nhiệm phải nói chuyện đó không có. Loan thấy bà Thiệu vô t́nh quá đỗi, là vợ của ông Tổng thống, bả phải biết ông chồng bả có làm cái việc đó hay không! Đáng lư bả phải đính chánh cho ông chồng bả, bả phải giữ danh dự cho Loan, nhưng bả đă không làm việc đó. V́ thế Loan nói thiệt là Loan rất thất vọng về bà Thiệu”.
Ca sĩ Kim Loan hiện nay
Đến nước Đức, Kim Loan học khoa Xă hội Sư phạm, sau đó được Bộ Xă Hội nhận làm việc. Kim Loan vừa đi làm vừa học thêm, nhờ học được mấy năm Khoa Cosmotology, nên vào làm việc ở những mỹ viện và sau đó mở thẩm mỹ viện riêng kinh doanh suốt 30 năm nay.
Khoảng năm 1978, Kim Loan nhận lời đóng vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đ́nh cho đoàn Kim Chung - Hội Việt kiều ở Paris. Vào dịp này, báo chí người Việt ở Hoa Kỳ mới tung tin giật gân rằng: Ca sĩ Kim Loan sở dĩ sang Tây Đức trước năm 1975 là để đợi ngày đập chum, c̣n tác giả cái chum cô mang trên bụng là Tổng thống Thiệu. Thực hư không biết ra sao, nhưng câu chuyện t́nh đó đă từng gây xôn xao dư luận Sài G̣n một thời…
chẳng có nghỉa lư ǵ với lối ăn chơi của bọn lảnh đạo hiện nay, từ thằng công an phường đến bè lủ lảnh đạo ăn chơi c̣n gắp triệu lần hơn cả những cảnh ăn chơi của chế độ thời công ḥa..............
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.