Lănh đạo thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang muốn giữ thể diện cho họ hơn là đưa ra biện pháp thực sự để chấm dứt khủng hoảng nợ.
Lănh đạo thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang muốn giữ thể diện cho họ hơn là đưa ra biện pháp thực sự để chấm dứt khủng hoảng nợ.
Ở thời điểm này ít nhất lănh đạo châu Âu đă thống nhất về việc đề cử bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Tài chính Pháp, làm tổng giám đốc tiếp theo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Thế nhưng đằng sau vẻ thống nhất bên ngoài đó, cuộc chiến xung quanh hướng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đang cực kỳ căng thẳng khi đến giai đoạn nguy hiểm nhất.
Bao lâu nay chúng ta đều biết rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu thù địch với bất kỳ h́nh thức tái cơ cấu nợ nào. Trong đó có bao gồm việc tự động kéo dài thời hạn của nợ chính phủ Hy Lạp. Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đă tự sáng tác ra một từ mới cho nó “tạo h́nh lại”, thuật ngữ phổ biến được lấy từ lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.
Trước đây chúng ta không biết rằng ECB đă phản đối như thế nào về điều này. Ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch ECB, đă rời bỏ cuộc họp với các Bộ trưởng Tài chính châu Âu vào ngày 06/05/2011.
Thông tin về buổi họp kín này đă bị các quan chức phủ nhận. ECB từ đó đến nay đă không ngừng khẳng định quan điểm của ḿnh và đe dọa ngăn ngân hàng Hy Lạp không được tiếp cận với kênh tái cấp vốn sau bất kỳ hoạt động tái cơ cấu nào.
Hăy nghĩ lại. Việc không cho phép Hy Lạp tiếp cận với kênh thanh khoản của ECB sẽ khiến khủng hoảng nợ châu Âu trở nên căng thẳng hơn. Hy Lạp sẽ buộc phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ trong ít ngày. Ai đó có thể nói rằng ECB đang tạo ra quá nhiều rắc rối trong hệ thống tài chính đến nỗi liên minh tiền tệ này có thể sụp đổ.
Vậy nên làm ǵ? Ai đó có thể coi ECB là kẻ lừa đảo, nếu người đó thực sự nghĩ vậy, ECB có thể yêu cầu tái cơ cấu lại nợ của Hy Lạp và sau đó chờ xem điều ǵ sẽ xảy ra. ECB có thực sự phá hủy khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không? Chúng ta có muốn đẩy mọi chuyện tới mức ECB đương đầu với lựa chọn khó khăn giữa thảm họa về uy tín không lấy lại được hay một thảm họa thực sự?
Cá nhân tác giả bài viết cho rằng ECB sẽ thắng thế bởi các Bộ trưởng cũng đang chia rẽ về quan điểm. Ít nhất có lúc Bộ trưởng Tài chính Pháp đă đồng ư với ECB. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đă loại bỏ khả năng tái cơ cấu bắt buộc trước năm 2013. Thủ tướng Đức thận trọng ủng hộ các kế hoạch có tính đến sự tham gia của nhà đầu tư thế nhưng cho đến nay chưa nói cụ thể bà sẽ làm ǵ với nó. Tâm lư thận trọng sẽ bao trùm. Sẽ chẳng có hoạt động tái cơ cấu nào trong tương lai gần.
Có thể thấy một dạng khác của sáng kiến Vienna. Chương tŕnh này được tạo ra vào năm 2009 theo yêu cầu của Ngân hàng châu Âu phụ trách tái thiết và phát triển để thuyết phục các ngân hàng phương Tây không rút ra khỏi thị trường Trung và Đông Âu. Họ cũng cam kết tái cấp vốn cho các chi nhánh ngân hàng trong khu vực.
Sáng kiến Vienna giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc và nó phát huy tác dụng. T́nh h́nh tại Hy Lạp, tuy nhiên, hoàn toàn khác. Vấn đề ở đây chính là không phải duy tŕ nền tảng vốn cho các ngân hàng hoạt động tại Hy Lạp. Thế nhưng một bên nào đó có thể thuyết phục các công ty tài chính duy tŕ hoạt động nhất định ở Hy Lạp như một h́nh thức hỗ trợ.
Tất nhiên biện pháp trên không thể giải quyết được khủng hoảng nợ Hy Lạp. Sẽ cần một chương tŕnh tái cơ cấu thật lớn để giảm nợ của Hy Lạp theo cách hợp lư nhất. Thế nhưng sáng kiến kiểu Vienna có thể coi như nghĩa cử chính trị để hỗ trợ cho các quốc hội c̣n vướng mắc nhiều xung đột như Đức, để chính phủ này chấp thuận khoản vay mới dành cho Hy Lạp.
Ở giai đoạn này, tốt nhất chính phủ các nước châu Âu nên ngừng bàn thảo, cẩn thận hơn khi nói đến tái cấu trúc hay tái cơ cấu, không phát minh ra những từ mới và xem lại khía cạnh quan trọng của kênh b́nh ổn tài chính châu Âu (EFSF).
Họ cần để kênh b́nh ổn tài chính tham gia vào thị trường trái phiếu thứ cấp với mục tiêu hỗ trợ tái cơ cấu nợ. EU sẽ có thể phát hành cái tương đương với trái phiếu Brady. EFSF có thể trao đổi chứng khoán xếp loại A để lấy trái phiếu chính phủ Hy Lạp (ở mức thấp hơn). Một bên khác sẽ chịu thiệt thế nhưng đổi lại bên đó lấy được giấy tờ có giá xếp loại AAA.
Vậy việc tạo h́nh lại th́ sao? Người ta cho rằng nó giúp kéo dài thời gian. Thế nhưng đây không phải cái mà EU và IMF muốn làm. Lựa chọn tạo h́nh lại có thể tồi nhất trong tất cả các lựa chọn.
Nó sẽ không giúp giải quyết được các vấn đề nợ của Hy Lạp và có thể gây ra hậu quả tín dụng lớn. Nếu bỏ đi cảnh báo từ ECB, hiện chưa rơ cuối cùng nó sẽ mang lại lợi ích ǵ. Và nếu cho rằng thời gian sẽ giúp giải quyết được vấn đề, tại sao không cho Hy Lạp thêm khoản vay nữa. Việc bàn về tạo h́nh lại chỉ mang tính đạo đức giả.
Nếu Bộ trưởng Tài chính Pháp trở thành tổng giám đốc IMF, khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể được hỗ trợ thế nhưng dù vậy nó cũng chả thể giúp bù lại được khả năng xử lư khủng hoảng yếu kém.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể có 3 lựa chọn: nghe theo ECB, đảo nợ càng lâu càng tốt, thay đổi quy định của EFSF hoặc chấp nhận trái phiếu Brady; buộc thực hiện tái cơ cấu nợ hoặc chấp nhận bất kỳ hậu quả nào xảy ra.
Tuấn Minh
FT