Show " T́nh ca một thời để nhớ" của ca sĩ Thanh Lan, được coi là thành công
Nữ ca sĩ Thanh Lan, với tà áo dài màu tím, gợi lại biết bao nhiêu kỷ niệm của một thời để nhớ... (Ảnh: Do nghệ sĩ cung cấp)
Từ trái qua, ca sĩ Du Song đến từ Bỉ Quốc, song ca với nữ ca sĩ Thanh Lan- hai nhạc sĩ- và nam ca sĩ Paolo, ở bên phải. (H́nh: Do nghệ sĩ cung cấp)
Nam ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Lan, trong show “T́nh Ca Một Thời Để Nhớ”. (H́nh: Do nghệ sĩ cung cấp)
Chương tŕnh nhạc thính pḥng “ T́nh Ca Một Thời Để Nhớ” của nữ ca sĩ
Thanh Lan, đă diễn ra vào chiều Chủ Nhật 2 tháng Tám 2009 tại Rạp Star Performing Arts Center, Fountain Valley. Được coi là thành công, v́ Rạp đầy kín không c̣n một chỗ trống.
Khán giả tham dự có thể nói là đa số cùng thế hệ với nữ ca sĩ Thanh Lan, nghĩa là đều có ít nhiều kỷ niệm với tiếng hát “ sinh viên” từ thuở Sài G̣n của những năm giữa thập niên sáu mươi,qua những năm đầu của thập niên bẩy mươi.
Người ta cho rằng đa số các khán giả đă đến xem đông đảo để có dịp nh́n ngắm lại thần tượng, để nghe lại những t́nh khúc bất hủ, và để ôn lại những kỷ niệm thưở Sài G̣n c̣n đẹp đẽ, nên thơ, tráng lệ với trai thanh gái lịch.
Trước 1975, người ta biết đến Thanh Lan như một ca sĩ tân nhạc, một tài tử truyền h́nh-điện ảnh. Sau đó cô c̣n làm thơ bằng cả tiếng Việt và Pháp. Ra hải ngoại, Thanh Lan vẫn đi hát, tiếp tục làm thơ bằng cả tiếng Anh ( First Love), rồi tham gia trong Kịch đoàn hải ngoại. Hiện nay, Thanh lan có một chương tŕnh Talk Show trên Đài Truyền H́nh SET và cũng đang cố gắng viết cho xong cuốn hồi kư về cuộc đời nghệ thuật của ḿnh
Nghệ sĩ Quốc Thái, chủ nhân Rạp Star Performing Arts Center, đă khai mạc chương tŕnh bằng lời chào mừng nồng nhiệt đến các khán giả. Anh cho biết ca sĩ Thanh Lan đă chuẩn bị gần sáu tháng với khoảng hai chục bài hát, cả chục chiếc áo dài và bẩy tám kiểu tóc cho phù hợp với chủ đề của từng bài hát với ước muốn lám sống lại thật gần với khung cảnh Sài G̣n của Một Thời Để Yêu, Để Nhớ.
Thanh Lan xuất hiện trong chiếc váy đầm thật xinh xắn của thập niên 60-70 trẻ trung rực rỡ với liên khúc Poupee de cire, Poupee de son, Bang Bang và La plus belle pour aller danser. Khi cô ngưng hát, cả rạp vẫn c̣n xúc động, lặng đi trong giây lát rồi bỗng chợt bừng tỉnh với những tràng vỗ tay vang dội không ngớt.
Chẳng cần phải có người MC trau chuốt từng lời từng chữ như các chương tŕnh ca nhạc khác, mà tự Thanh Lan, với t́nh cảm chân thật, lời nói tự nhiên, như đang tṛ chuyện gần gũi với những người thân, chương tŕnh cứ thế tiếp nối một cách giản dị và thân mật. Xen kẽ với tiếng hát của cô là những giọng ca thân hữu, như:
Tuấn Ngọc, Lưu Bích, Quốc Thái, Paolo, Elvis Huy, Thiệu Kỳ Anh, Diễm Liên, Hoàng Nam, Ngô Quang Minh, Du Song đến từ Bỉ Quốc, Guitar Ngô Tín và biên đạo múa Trần Tương Nguyên…Mỗi ca sĩ đều hát ba, bốn bài, trong đó có một hai bài song ca với Thanh Lan…và luôn được vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt…
Những bài hát xa xưa, hay gần đây, nay được nghe lại, vẫn gây xúc động bàng hoàng cho người nghe nguyên vẹn như thưở nào, có thể kể đến như:
Chân Trời Tím, Sao Người Nỡ Quên, Kiếp nào có yêu nhau? Chiều trên Phá Tam Giang, Thuở ấy có em, Đâu phải bởi mùa Thu, Riêng một góc trời, Dốc Mơ và Mắt biếc, Hà Nội có Em, Về đây nghe em…xen lẫn với các bài hát ngoại quốc quen thuộc và được ưa thích, như My way, Speak Softly Love, Capri c’est fini, Besame Mucho, Chanson D’ Orphee, Black is black, Unchained Melody, La Vie en Rose…
Ca khúc Those were the Days, với Trần Tường Nguyên minh họa bằng điệu vũ dân gian của Cộng Ḥa Tiệp, và cả Rạp cùng vỗ tay nhịp theo đă kết thúc chương tŕnh “ T́nh Ca Một thời để nhớ” trong sự lưu luyến chia tay, như ngầm ước hẹn sẽ gặp lại nhau trong những lần tới…
Lê Thụy
NguoiViet