Điều này sẽ xảy ra vào ngày 8/4 nếu các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng ḥa không thống nhất được thỏa thuận về 7 tháng ngân sách c̣n lại của năm 2011 cho chính quyền.
Nếu chính phủ Nhật bản đang phải gồng ḿnh để khắc phục hậu quả của khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân do động đất sóng và sóng thần gây ra, chính phủ của nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi đang đối mặt với t́nh h́nh xung đột và nội chiến, th́ Mỹ một chính phủ vẫn được coi là giàu có và quyền lực nhất trên thế giới lại đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa trong vài ngày tới v́ không có ngân sách.
Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa các hoạt động vào ngày 8/4 nếu Nhà Trắng, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng ḥa không thống nhất được thỏa thuận về 7 tháng ngân sách c̣n lại của năm 2011 cho chính quyền của Tổng thống Obama. Cuối tháng 2 vừa qua, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng ḥa nắm quyền kiểm soát đă thông qua một kế hoạch nhằm cắt 61 tỷ USD trong chi tiêu ngân sách liên bang năm 2011. Việc cắt giảm này sẽ dẫn đến sụt giảm 10% trong hàng trăm chương tŕnh của Chính phủ Mỹ. Nhưng đảng Dân chủ, phe nắm đa số ghế ở Thượng viện chỉ đồng ư cắt bớt 33 tỷ USD và không nhằm vào các lĩnh vực mà họ coi là ưu tiên hàng đầu.
Thực tế cho thấy, thâm hụt ngân sách là một trong những vấn đề đau đầu nhất của nước Mỹ hiện nay. Số liệu của Bộ Ngân khố Mỹ cho biết nợ chính phủ của Mỹ khoảng 14.000 tỷ USD, tương đương với 98% GPD của nước này. Điều đó có nghĩa rằng, mỗi công dân Mỹ nợ khoảng 45.000 USD và hiện Mỹ là một trong số quốc gia có tỷ lệ nợ nước ngoài cao nhất thế giới. Theo dự tính của Quốc hội Mỹ, thâm hụt ngân sách nước này trong năm 2011 sẽ lên đến 1.500 tỷ USD, đây là con số cao kỷ lục trong lịch sử. T́nh trạng này khiến Quốc hội Mỹ, đặc biệt là các nghị sĩ phe Cộng ḥa, đang kịch liệt đ̣i cắt giảm chi tiêu ngân sách.
Mâu thuẫn lớn nhất về ngân sách giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng ḥa ở Mỹ hiện nay không chỉ dừng lại ở số tiền phải cắt giảm mà c̣n ở những lĩnh vực nào cần cắt giảm. Trong khi Đảng Cộng hoà muốn cắt giảm phần lớn chi tiêu về bảo hiểm y tế thuộc Chương tŕnh Bảo hiểm Y tế do ông Obama khởi xướng; cộng với chi tiêu về môi trường th́ Đảng Dân chủ lại coi đây là những ưu tiên hàng đầu. Đa số các nghị sỹ đảng Dân chủ t́m cách chống lại kế hoạch này của đảng Cộng ḥa. Ngược lại, Đảng Dân chủ muốn theo đuổi chính sách tăng thuế đối với những người thu nhập cao nhưng việc này lại bị đảng Cộng hoà phản đối.
Điều ǵ sẽ xảy ra nếu, các bên không đạt được thoả thuận về cắt giảm chi tiêu ngân sách, hay nói cách khác là đạo luật về ngân sách liên bang này không được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 8/4 tới? Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ phải đóng cửa vào thứ Sáu này, và ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận rơ rệt vào thứ Hai tuần sau, khi hàng triệu công chức làm việc cho chính quyền liên bang ở nước Mỹ và trên toàn thế giới phải nghỉ việc.
Lịch sử Mỹ cũng đă từng chứng kiến, Chính phủ nước này đă nhiều lần phải đóng cửa v́ Quốc hội không thông qua ngân sách. Chính phủ Mỹ đă phải đóng của 6 lần trong khoảng thời gian từ 1977 - 1980, và có thêm 9 lần nữa trong giai đoạn từ 1980 - 1995, lần ngắn nhất kéo dài 5 ngày và lần dài nhất trong 21 ngày.
Việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa đă gây ra nhiều tác động xấu về mặt kinh tế cũng như xă hội. Trong 2 lần đóng cửa gần đây nhất là tháng 11/1995 và tháng 1/1996, hơn 1 triệu viên chức đă phải nghỉ việc, gần 480.000 người khác làm việc trong t́nh trạng không được trả lương. Các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài ngừng hoạt động khiến hơn 20.000 người nước ngoài không được cấp thị thực vào Mỹ mỗi ngày. Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh dịch, các công viên cùng nhiều dịch vụ công cộng khác cũng bị đóng cửa, hơn 600 điểm thu gom rác trên toàn nước Mỹ không hoạt động. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhận hợp đồng của chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề, t́nh trạng đó đă làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây xáo trộn trong xă hội Mỹ.
Thống kê của Mỹ cho thấy tổng thiệt hại của 2 lần đóng cửa năm 1995-1996 lên tới 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nếu Mỹ đóng cửa vào thời điểm hiện nay thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ sẽ c̣n lớn hơn rất nhiều, đặc biệt khi nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu phục hồi tích cực.
Với nỗ lực ngăn chặn nguy cơ này, ngày 5/4, Tổng thống Obama đă có cuộc họp kín tại Nhà Trắng với chủ tịch Hạ Viện Mỹ, John Boehner và một số lănh đạo chủ chốt trong Quốc hội nước này để tháo gỡ bế tắc. Tuy nhiên, hai bên đă không đạt được thỏa thuận nào do bất đồng c̣n quá lớn. Chủ tịch Hạ viện Mỹ nói với Tổng thống Obama rằng Hạ viện Mỹ không thể bị đưa vào cái hộp và bắt buộc phải lựa chọn một trong hai phương án mà chúng đều không tốt cho nước Mỹ.
Các chuyên gia phân tích chính trị và kinh tế th́ cho rằng nước Mỹ không c̣n cách nào khác là phải chấp nhận uống liều thuốc đắng mà tất cả các bên đều không mong muốn. Sẽ không có cách nào để thoát khỏi t́nh trạng đó trừ phi phải cắt giảm chi tiêu, tăng thuế hoặc phải kết hợp cả hai giải pháp đó, nếu không, việc chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa vào thứ Bảy tới là điều khó thể tránh khỏi.
Minh Hiển từ Washington