Sau Ngọc Quyên, một nam họa sĩ cũng "phơi thân" trong một tác phẩm tự họa mang tên Im lặng. Anh chọn cách "trần trụi" giữa bầy thú trong một khu rừng nhiệt đới để gióng lên hồi chuông báo động về sự biến đổi khí hậu.
Hai sự kiện này khiến người ta hoài nghi về sự nghiêm túc của nghệ sĩ đằng sau việc trút bỏ quần áo, môi trường chỉ là cái cớ được vay mượn, c̣n khoe thân mới là mục đích chính.
Hội họa, nhiếp ảnh cùng nude
Để vẽ được bức họa
Im lặng, họa sĩ Trần Hữu Nhật tiết lộ: “Tôi phải thoát y trước gương nhiều lần để “ngắm” các chi tiết trên cơ thể ḿnh và phác thảo”.
Về bối cảnh ra đời của bức tranh, Hữu Nhật nói: "Một đêm, tôi bừng tỉnh dậy sau một giấc mơ quái dị: Bủa vây trong giấc mơ của tôi là cảnh tượng tôi mở choàng mắt ra th́ thấy ḿnh không c̣n ǵ trên người, ở một khu rừng tựa như rừng rậm Amazon, các loài thú vật bủa vây quanh tôi, không kêu, không gào mà chỉ nh́n tôi. Tôi cũng không biết nói ǵ, sự im lặng đó nói lên nhiều thứ như người ta vẫn nói là “sự im lặng sấm sét”, cầu cứu điều ǵ đó ở loài người".
Cho rằng bức vẽ thể hiện dự cảm của ḿnh trong tương lai, con người sẽ gieo nhân nào th́ gặp quả đấy, họa sĩ họ Trần nói: "Trái đất đă có nhiều tỉ năm, sẽ đến lúc bị hủy diệt nhưng sự diệt vong này không phải tự nhiên sinh ra mà là do nhiều yếu tố tác động, trong đó cần phải hỏi con người: chúng ta đă làm những điều tệ hại ǵ với Trái Đất"? Anh cũng phủ nhận ḿnh vẽ tranh nude tự họa không phải để khoe cơ thể, cũng không phải v́ sự ám ảnh t́nh dục.
Trước Hữu Nhật, Ngọc Quyên đă "thoát y" trong loạt ảnh do nhiếp ảnh gia Tô Thanh Nghiệp bấm máy ở giữa thiên nhiên hoang dă của Mộc Châu. Cô đă vấp phải sự phản ứng kịch liệt từ giới nghệ sĩ đến giới nhiếp ảnh cũng như khán giả.
Xin đừng mượn môi trường
Nói về vấn đề này, một họa sĩ chia sẻ, hiện nay có một t́nh trạng "rất vớ vẩn" là nhiều người thích nude nhưng lại không dám thẳng thắn về điều đó, mà lại lẩn trốn. Giới họa sĩ cũng vậy, nhiều người muốn vẽ tranh khỏa thân nhưng lại "lảng" sang đề tài Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Xét cho cùng, theo ông, vấn đề không phải là nude hay không nude, mà ư tưởng là ǵ.
Họa sĩ Hữu Nhật nude trong bức vẽ
Im lặng.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Khánh Chương, khẳng định: nude không phải khu vực cấm, nếu đẹp và có nghệ thuật th́ các nghệ sĩ nên làm, nhưng không v́ thế mà mượn một mục đích khác để nude. Hơn nữa, ông cho rằng không phải cứ nude mới bảo vệ được môi trường. Nhiều bức tranh v́ môi trường dù không có nude, nhưng tính nghệ thuật rất cao.
"Có nhiều cách để tiếp cận đề tài này, trong nghệ thuật tạo h́nh có nhiều cách thể hiện như vẽ tranh đả kích, biếm họa, hoặc ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong sạch, không nhất thiết là vẽ rác rưởi, sóng thần. Nếu vẽ một cánh rừng đẹp, ḍng sông, băi biển sạch... cũng là kêu gọi bảo vệ thiên nhiên... Vấn đề c̣n lại là chọn tứ nào, bố cục, màu sắc... ra sao và người xem sẽ thấy anh có đi đúng đề tài hay không", ông nói.
Cũng theo họa sĩ Khánh Chương, điều quan trọng nhất khi xem những tác phẩm nude về môi trường là phải xem ư đồ tác giả có nói thật sự về môi trường hay không, hay là nấp sau đó là một ư đồ khác.
Nói về bức tranh của Hữu Nhật, ông nhận định: "Anh ta vẽ h́nh ảnh một người đàn ông khỏa thân giữa thiên nhiên với các động vật và chỉ sử dụng màu đen trắng với độ nḥe và độ chuyển. Đó là một t́m ṭi. Nh́n tổng thể, bức này thực sự có nêu được chủ đề bảo vệ môi trường. Trong tác phẩm ấy, nude gần như không phải cái mà người ta muốn tŕnh bày, mà nude là thể hiện con người với thiên nhiên và không nên xem nó dưới góc độ một bức tranh nude".
Lê Thoa
theo dv