Không chỉ là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực kinh tế ở Bắc Phi với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, Libya c̣n là nước mở màn các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ ở khu vực này và ở Trung Đông.
Trữ lượng dầu mỏ ở Libya thay đổi bộ mặt toàn Bắc Phi
Libya không chỉ là một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mà c̣n là quốc gia đang nắm giữ trữ lượng dầu mỏ đă được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất tại Bắc Phi.
Theo đánh giá thống kê về năng lượng của công ty dầu khí BP (Anh) vào năm 2008, tính đến cuối năm 2007, Libya đă được chứng nhận có trữ lượng dầu mỏ đạt 41,464 tỷ thùng, chiếm 3,34 % trữ lượng dầu của toàn thế giới mặc dù vào tháng 4/1955, khi Luật dầu khí số 25 – bộ luật chủ chốt hiện vẫn đang được bổ sung của quốc gia này - được ban hành, các công ty khai thác mới bắt đầu thăm ḍ dầu khí ở đây.
Libya là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở Bắc Phi.
Các mỏ dầu đầu tiên của Libya được phát hiện vào năm 1959 ở Amal và Zelten (giờ được gọi là Nasser), nhưng phải tới năm 1961 họ mới bắt đầu xuất khẩu dầu ra nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Libya không chỉ được coi là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi mà c̣n được xem là một trong những quốc gia ở Bắc Phi cung cấp trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cho thị trường châu Âu.
Các công ty khai thác dầu mỏ ở Libya luôn được châu Âu đánh giá cao nhờ sản phẩm của họ có giá rẻ, chất lượng tốt và luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tác nước ngoài. Có được điều này là nhờ vào chi phí sản xuất thấp, các mỏ dầu rất gần với các nhà máy tinh chế và không tốn quá nhiều chi phí cho việc vận chuyển chúng sang thị trường châu Âu.
Vào năm 2007, trung b́nh mỗi ngày, Libya sản xuất được khoảng 1.847,7 thùng dầu thô, chiếm 2,2% tổng sản lượng của toàn thế giới, tăng 0,5% so với mức trung b́nh năm 2006. Nền kinh tế của quốc gia này phụ thuộc từ khoảng 75% tới 90% vào việc khai thác và xuất khẩu dầu.
Thêm vào đó, mặc dù đă trải qua gần một nửa thập kỉ thăm ḍ, nhưng trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của quốc gia này vẫn chưa được khai phá hết và lượng dầu tiềm năng c̣n rất nhiều khiến Libya trở thành nước chủ chốt giúp nền kinh tế của khu vực Bắc Phi không ngừng tăng trưởng, nhưng cũng v́ lẽ đó mà nhiều quốc gia ở phương Tây “thèm khát” mảnh đất “béo bở” này.
Sự can thiệp của nước ngoài vào Libya đă giảm đáng kể do lệnh cấm vận và do các bộ luật khắt khe khác được áp dụng ở đây, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1992 tới năm 1999. Để hạn chế việc phụ thuộc vào các công nghệ cũng như các trang thiết bị khai thác dầu mỏ của các nước khác, quốc gia này đă chấp thuận việc vay vốn đầu tư nước ngoài để duy tŕ hoạt động của ngành dầu khí.
T́nh h́nh chính trị ở Libya đang rơi vào t́nh trạng bất ổn định.
Mặc dù bị cấm vận thương mại với nhiều quốc gia, nhưng vào năm 2007, Libya vẫn được công nhận là quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên đạt 1.490 tỉ mét khối chiếm 0,84% tổng trữ lượng của toàn thế giới. Cũng trong năm đó, họ đă sản xuất được khoảng 15,2 tỷ mét khối lượng khí tự nhiên, chiếm 0,51% trữ lượng toàn cầu.
Trong năm 2010 vừa qua, trữ lượng dầu mỏ của Libya là 44,3 tỷ thùng, cao hơn so với mức 3,7 tỷ thùng ở Ai Cập, và chỉ kém Tunisia 1 tỷ thùng. Trong đó, 80% lượng dầu của quốc gia này được xuất khẩu sang châu Âu, 10% tới Trung Quốc và chỉ 5% tới Mỹ.
Libya là nhà sản xuất trực tiếp, chuyên cung cấp dầu mỏ cho Italia, Đức, Thụy Sĩ và Ai Cập. Chỉ tính riêng tại Italia, công ty Tamoil của Libya (có trụ sở ở Milan, Ư) đă có khoảng 2.100 trạm dịch vụ, chiếm 5% toàn thị trường bán lẻ các sản phẩm từ dầu của đất nước này. Điều đó cho thấy, dầu mỏ của Libya đă trở thành một nhân tố không thể thiếu đối với việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia này cũng như của khu vực Bắc Phi và với nhu cầu của nhiều quốc gia lớn khác ở châu Âu.
Libya đi đầu trong các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ ở Bắc Phi
Lư do Mỹ và đồng minh tấn công Libya chứ không phải là Yemen hay Bahrain thật đơn giản. Không chỉ v́ Bahrain là nơi Mỹ có căn cứ hải quân lớn, Yemen như là “bàn đạp” của Washington trong cuộc chiến chống al-Qaeda c̣n Libya th́ “không là ǵ cả” mà c̣n bởi cả những cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ của người Libya. Nhất là khi cuộc nổi dậy đ̣i dân chủ đă lan ra khỏi Bắc Phi với Bahrain và Saudi Arabia mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các nước phương Tây.
Nhiều người Libya biểu t́nh đ̣i dân chủ.
Cụ thể, làn sóng biểu t́nh đ̣i dân chủ bắt đầu từ Libya đă lan rộng ra các nước như Bahrain, Iran, Algeria, Iraq, Yemen, Ai Cập rồi tới một số quốc gia khác ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. T́nh h́nh chính trị bất ổn định không chỉ xảy ra ở Libya mà c̣n lan sang các nước “đồng minh” của Mỹ như Bahrain – nơi Mỹ có căn cứ hải quân lớn - trong ṿng 3 ngày liên tiếp vừa qua.
Hàng ngàn người dân Iran cũng xuống đường biểu t́nh kêu gọi cải cách chính phủ hoặc tạo dựng chính quyền mới. Tại Ai Cập, do ảnh hưởng của “hiệu ứng” Libya, nhiều người dân cũng biểu t́nh đ̣i mau chóng thay đổi hiến pháp và bầu cử lại. Hàng trăm người Iraq cũng yêu cầu chính phủ cải cách hành chính, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. C̣n tại Yemen, hàng ngh́n cảnh sát đă được huy động để chống biểu t́nh đ̣i dân chủ.
Làn sóng biểu t́nh đ̣i dân chủ từ Libya đă lan sang cả các nước láng giềng
Có thể nói, Libya là quốc gia đầu tiên của Bắc Phi đi đầu trong công cuộc cách mạng đ̣i dân chủ và làn sóng biểu t́nh ở đây đă gây ảnh hưởng không nhỏ tới các quốc gia lân cận ở khu vực Trung Đông và ở cả Bắc Phi.
Thậm chí một chính trị gia c̣n nhận định, t́nh h́nh bất ổn định về chính trị tại Trung Đông (mà khởi nguồn là từ Libya) có thể sẽ mở ra các cơ hội cho những sự thay đổi có lợi trên toàn thế giới sau này. Cũng theo vị chính trị gia này, v́ lợi ích lâu dài, t́nh trạng này có thể sẽ tiếp tục tái diễn trong khu vực.
Mà với Mỹ, sự ổn định tại các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn hiện nay dường như quan trọng hơn là nguyện vọng của các phong trào đ̣i dân chủ ở những nước này. Bà Marina Ottaway, Giám đốc chương tŕnh Trung Đông tại Carnegie Endowment for International Peace ở Washington, nói: "Mỹ luôn thuyết giảng những giá trị mà chính họ lại không thể tuân thủ. Suy cho cùng th́ quyền lợi của Mỹ luôn là trên hết." Do đó, chỉ có Libya là bị Mỹ và các nước đồng minh phương Tây lên kế hoạch phản ứng quân sự.
Theo VTC