(Space.com) - Hai công ty vệ tinh loan báo một thỏa thuận mới để phóng con tàu không gian đầu tiên của thế giới được thiết kế để tiếp tế nhiên liệu cho các vệ tinh khác trên quỹ đạo.
H́nh minh họa. (H́nh: Người Việt)
Phi thuyền tiếp tế nhiên liệu - một trạm xăng bay cho vệ tinh - sẽ được do công ty MacDonald, Dettwiler and Associates Ltd. (MDA) của Canada chế tạo và được dự trù phóng vào năm 2015. Công ty vệ tinh viễn thông Intelsat, trụ sở tại Luxembourg và Washington, đă kư hợp đồng với tư cách khách hàng đầu tiên của MDA, đồng ư trả dần dần hơn $280 triệu để tiếp tế nhiên liệu cho các vệ tinh của họ.
Cho tới nay, các vệ tinh đang bay quanh trái đất đă bị giới hạn về số lượng nhiên liệu mà chúng có thể mang theo. Một khi những b́nh nhiên liệu đó cạn kiệt, các vệ tinh sẽ chết, đôi khi tàn tạ trong không gian như đồ rác rưởi không kiểm soát được và rồi đặt ra nguy cơ va chạm với các con tàu không gian khác.
Kế hoạch mới cung cấp tiềm năng không những kéo dài đời sống của các vệ tinh đang hoạt động mà c̣n giúp chống lại vấn nạn vật phế thải đang gia tăng trong không gian. Vệ tinh tiếp tế, được gọi là con tàu Phục Vụ Hạ Tầng Cơ Sở Không Gian (SIS: Space Infrastructure Servicing vehicle), được thiết kế không những chỉ nhằm chuyển thêm nhiên liệu vào các vệ tinh hiện hữu, mà c̣n để kiểm tra, kéo, điều chỉnh vị trí và thực hiện những vụ sửa chữa nhỏ cho các vệ tinh.
Ngoài bồn nhiên liệu, vệ tinh tiếp tế sẽ mang một cánh tay máy có thể được sử dụng để nắm bắt các vệ tinh và kéo những tấm năng lượng mặt trời bị kẹt, chẳng hạn, hoặc cố thực hiện những sửa chữa nhỏ khác cho những bộ phận hư hỏng.
Khả năng kéo hoặc tiếp tế nhiên liệu cho các vệ tinh chết để lái chúng ra khỏi đường đi sẽ có một ảnh hưởng lớn lao đối với vấn nạn đang gia tăng về rác rưởi nguy hiểm trong không gian, đang làm tắc nghẽn các hành lang đông đúc của quỹ đạo Trái Đất.
“Trong vấn đề dọn dẹp rác rưởi, đây là vụ kinh doanh mới tốt nhất và đáng kể nhất cho toàn thể cộng đồng không gian,” theo lời ông Andrew Palowitch, giám đốc của Chương Tŕnh Bảo Vệ Không Gian (Space Protection Program), một dự án hợp tác của Air Force Space Command và National Reconnaisance Office của Hoa Kỳ.
Vệ tinh tiếp tế nhiên liệu sẽ có thể di chuyển các phi thuyền chết tới vùng được gọi là “quỹ đạo nghĩa địa,” nơi chúng đủ cao để không đặt ra một nguy hiểm nào cho các vệ tinh đang hoạt động, hoặc làm cho chúng xuống thấp, đủ để chúng tan ră trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Tuy nhiên, lợi ích chính của vệ tinh tiếp tế sẽ là kéo dài đời sống của các con tàu không gian khác vẫn c̣n đang hoạt động tốt, nhưng đang cạn dần nhiên liệu. Điều này có thể tiết kiệm cho các công ty điều hành vệ tinh, nhờ tránh được các phí tổn lớn nếu phải thường xuyên chế tạo và phóng các vệ tinh mới như hiện nay.
Ư niệm tái tiếp tế nhiên liệu trong không gian đă được biểu diễn trước đây. Vào năm 2007, cơ quan Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) của Hoa Kỳ đă thực hiện sứ mạng Orbital Express, trong đó hai phi thuyền không người lái gặp gỡ và chuyển giao nhiên liệu trên quỹ đạo. Công ty MDA đă chế tạo cánh tay máy của phi thuyền cho Orbital Express.
Tàu tiếp tế nhiên liệu được thiết kế để gặp gỡ với phi thuyền của một khách hàng trên quỹ đạo và nối với ṿng tiếp hợp của mục tiêu - một bộ phận có sẵn trên khoảng ba phần tư các vệ tinh đang bay trong quỹ đạo. Do đó nó sẽ tương thích với một đa số lớn các vệ tinh hiện đang hoạt động.
Các viên chức của MDA ước lượng sẽ mất khoảng ba năm rưỡi đến bốn năm để chế tạo vệ tinh tiếp tế. Công ty dự tính sẽ phóng vệ tinh này vào năm 2015 và đặt nó gần quỹ đạo địa tĩnh (geosynchronous orbit), khoảng 22,369 dặm (36,000 km) bên trên trái đất, nơi có nhiều vệ tinh thương mại đang hoạt động.
Ngoài Intelsat, MDA dự tính mời các khách hàng thương mại và chính phủ khác và tiên đoán sẽ có nhiều nhu cầu cho các dịch vụ tiếp tế vệ tinh.
Công ty bảo hiểm vệ tinh, phải trả tiền cho các công ty mua bảo hiểm khi các vệ tinh của họ hư hỏng, có thể cũng nhắm vào vệ tinh mới của MDA để thực hiện những vụ sửa chữa cho vệ tinh thay v́ phải trả các khoản tiền lớn v́ sự mất mát. (n.n.)
Theo NV