Dự báo ngày 25/3 mây phóng xạ bao trùm lên phía nam quần đảo Phillipines và có thể lan dần đến Việt Nam với nồng độ hạt nhân phóng xạ có xu thế giảm dần. Chuyên gia khẳng định, mức độ phóng xạ rất nhỏ, không đủ để ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Thông báo mới nhất từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết đến chiều 24/3, các trạm quan trắc tại Đông Nam Á đặt tại Malaysia và Phillipines vẫn chưa phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ.
Trong khi đó, theo tính toán từ h́nh ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho vùng Đông Nam Á, đám mây này hiện đang có một hướng di chuyển xuống phía tây nam đối với vị trí của nhà máy điện Fukushima 1, đến 25/3 nó sẽ bao trùm lên phía nam quần đảo Phillipines và lan dần về phía Việt Nam. Dự đoán đến hết ngày 25/3, đám mây phóng xạ vẫn chưa đi qua lănh thổ Việt Nam và nồng độ hạt nhân phóng xạ có xu thế giảm dần.
Kết quả phân tích hướng phát tán chất phóng xạ của Viện Nghiên cứu khí quyển Na Uy
C̣n theo dự báo của Viện nghiên cứu không khí Na Uy, khối khí từ các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima có khả năng về tới vùng biển phía Nam của Việt Nam vào ngày 25/3. Kết quả đo mức bức xạ môi trường tại ba trạm quan trắc phóng xạ tại Hà Nội (2 trạm), Đà Lạt và kết quả đo nồng độ các nhân phóng xạ trong bụi khí tại Đà Lạt tính đến chiều 24/3 cũng cho thấy: chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường nào diễn ra.
Trước lo ngại của một số người dân về việc có thể nhiễm phóng xạ, ônng Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân cho biết mức độ phóng xạ (I-131 và Cs-137) trong đám mây có khả năng tới Việt Nam rất nhỏ, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng thông báo, theo phân tích về hoàn lưu gió trong thời gian tới cho thấy Việt Nam không bị ảnh hưởng của tro bụi và phóng xạ từ sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản.
Lư do là Việt Nam nằm ở xa về phía tây nam của Nhật Bản và nằm ở vĩ độ rất thấp so với vị trí của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Trong khi đó, những ngày cuối tháng 3/2011 là thời kỳ cuối của mùa đông ở khu vực phía bắc châu Á, do vậy hoàn lưu chủ yếu chi phối khu vực này là các hệ thống gió thổi theo hướng từ phía tây sang đông. Do đó, khó có khả năng để các khối không khí chứa các chất bụi lơ lửng (trong đó có bụi phóng xạ) có thể di chuyển ngược lại và ảnh hưởng tới Việt Nam.
Trong tháng 4 và tháng 5/2011, hoàn lưu gió trên khu vực đông bắc châu Á vẫn tiếp tục duy tŕ di chuyển theo hướng chủ đạo từ tây sang đông. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục khẳng định, các trạm quan trắc trong nước đă được thông báo sẵn sàng để có thể cảnh báo sớm mức độ phóng xạ trong các đám mây khi chúng tới Việt Nam.
Cũng trong ngày 24/3, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đă tiến hành đo khả năng nhiễm bẩn phóng xạ của 2 công dân Việt Nam (1 lưu học sinh ở Saitama và 1 người sang dự hội thảo tại Ibaraki). Kết quả không phát hiện thấy bất thường liên quan đến phóng xạ trong cơ thể của những người được kiểm tra. Vài ngày trước đó, Cục đă kiểm tra khả năng nhiễm phóng xạ của 3 người từ Nhật Bản về nước.
T́nh h́nh tại Nhật Bản được Tổ Công tác xử lư thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo: Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên diễn biến của sự cố vẫn c̣n phức tạp. Do đă phát hiện đă có nhiễm bẩn phóng xạ vào lương thực thực phẩm và nước máy nên Chính phủ Nhật Bản đă thông báo lệnh giới hạn vận chuyển cũng như tiêu thụ các loại thực phẩm có liên quan của 2 tỉnh Fukushima và Ibaraki, đồng thời khuyến cáo không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng nước máy ở Tokyo. Bộ Y tế Nhật Bản cũng được khuyến cáo cần kiểm tra độ phóng xạ của hải sản có xuất xứ từ những khu vực biển phát hiện thấy nhân phóng xạ I-ốt và Xê-di trong nước biển.
P. Thanh, DANTRI.COM.VNV