Phim đề tài chiến tranh mà giá nào đạo diễn cũng chấp nhận làm dù vẫn khẳng định số tiền cần để có một phim “xem được” phải gấp nhiều lần. Hệ quả đương nhiên là phim dở ngày càng nhiều
Có ít nhất 3 dự án phim đề tài chiến tranh được duyệt cấp kinh phí để kịp bấm máy trong năm nay: Mùi cỏ cháy, Những người viết huyền thoại và Nếu anh c̣n được sống. Mức tài trợ thấp nhất cho mỗi phim là 5 tỉ đồng, cao nhất 10 tỉ đồng.
Kinh phí không thấm vào đâu
Theo đạo diễn Lê Ngọc Linh, Nếu anh c̣n được sống có tổng dự toán xin duyệt là 12 tỉ đồng. Nhưng đó là giá của một năm trước, c̣n ở thời điểm hiện nay, muốn làm tốt phim này phải cần tới 20 tỉ đồng.
“Làm phim chiến tranh trong điều kiện kinh phí ít, tôi sợ lắm. Ngay từ khi kịch bản Nếu anh c̣n được sống được duyệt, kinh phí đă không đủ để thực hiện theo thời giá lúc đó rồi. Bây giờ, có được duyệt thêm cũng chẳng đủ để làm như mong muốn. Thế nên, những người làm phim sẽ vẫn phải tính toán sao cho thật tiết kiệm mà vẫn thể hiện được ư tưởng nghệ thuật”- đạo diễn Lê Ngọc Linh, đạo diễn phim Nếu anh c̣n được sống, tâm sự.
Đồng quan điểm với đạo diễn Lê Ngọc Linh về việc “giá nào cũng phải cố gắng làm”, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho biết bộ phim Những người viết huyền thoại do anh thực hiện, đă được duyệt tổng dự toán 8,6 tỉ đồng. “Số tiền này thật khiêm tốn đối với phim đề tài chiến tranh, nhất là trong thời điểm hiện nay. Làm phim, nhất là phim đề tài chiến tranh, vấn đề quan trọng đầu tiên là chúng ta có được bao nhiêu tiền. Tiếp theo là chúng ta dùng số tiền đó như thế nào...” - đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói.
Đă nghèo c̣n “ngâm”
Nói về kinh phí không đủ làm, cũng phải nhắc đến một hiện thực đang tồn tại ở ngành điện ảnh nước ta là t́nh trạng “ngâm” dự án nhiều năm trong điều kiện trượt giá mạnh. Đơn cử trường hợp bộ phim Trung úy, dự án bị “ngâm” tới 5-6 năm mới sản xuất; Mùi cỏ cháy bấm máy sau 3 năm kịch bản được duyệt; Nếu anh c̣n được sống, dự án cùng thời điểm với Mùi cỏ cháy, giờ vẫn đang trong giai đoạn “duyệt giá lại”.
Có số phận khá lận đận, Mùi cỏ cháy (kịch bản Hoàng Nhuận Cầm) viết về thế hệ cầm súng những năm 1970 với nhân vật trung tâm là liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Chẳng hiểu có phải v́ ngại làm phim chiến tranh trong điều kiện kinh phí không dồi dào hay c̣n v́ lư do nào khác mà khá nhiều đạo diễn được mời tham gia phim này đều bỏ cuộc giữa chừng, cho đến khi chàng “lính mới” Hữu Mười (vốn là diễn viên) nhận lời.
Cảnh trong phim Trung úy (ảnh do đoàn phim cung cấp)
Tiền làm phim đă ít, lại c̣n bị cắt một khoản không nhỏ cho “quản lư phí”..., ê kíp làm phim buộc phải căi nhau, phải đấu tranh để giành giật với ban lănh đạo hăng từng đồng cho nghệ thuật. Mà đă căi nhau th́ đương nhiên là mất thời gian. Dự án phim tiếp tục bị “ngâm”. Ra trường quay với kinh phí chỉ hơn 5 tỉ đồng, đoàn phim phải “phăng” kịch bản, thu nhỏ quy mô phim để bộ phim có thể thực hiện được.
Ai cũng biết để có một phim chiến tranh thu hút người xem, bên cạnh cốt truyện hấp dẫn với các tuyến nhân vật được khai thác sâu về tâm lư, diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên th́ yếu tố cần và đủ là không khí chiến trận với sự hiện diện của các phương tiện, khí giới, bom, đạn... Chưa kể, lực lượng diễn viên quần chúng tham gia trong các đại cảnh cũng cần được tập huấn diễn xuất; lực lượng cascadeur phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ xảo tạo được hiệu ứng đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết các phim đề tài chiến tranh của ta đă và đang làm đều trong t́nh trạng “giật gấu vá vai”. Hoặc do kinh phí không đủ hoặc do chính các nhà làm phim chưa ư thức hết vai tṛ của những yếu tố “cần và đủ” này nên họ không có sự đầu tư đúng mức cho những hạng mục cần thiết trong quá tŕnh làm phim.
|
Cũng với câu chuyện “mất thời gian”, bộ phim Nếu anh c̣n được sống (kịch bản Việt Linh), đă duyệt từ mấy năm trước, giao về Hăng phim Truyện 1 từ lâu, mới đây quay trở lại Cục Điện ảnh và đạo diễn Lê Ngọc Linh được gọi từ Đà Nẵng ra để làm. Lần đầu tiên, Cục Điện ảnh sản xuất phim truyện nhựa, dù đơn vị đứng tên sản xuất là chương tŕnh Điện ảnh chiều thứ 7 (đă bị “cắt sóng” trên VTV3 khá lâu rồi) nhưng có không ít ư kiến cho rằng cục đang vừa đá bóng vừa thổi c̣i khi “ẵm” công việc sản xuất phim vào ḿnh.
Điều đáng nói là Nếu anh c̣n được sống đă được duyệt giá từ vài năm trước, đơn vị sản xuất cũ – Hăng phim Truyện 1 - đă được ứng hơn 2 tỉ đồng nhưng thay v́ triển khai dự án này, hăng lại đem tiền sử dụng cho dự án khác. Nay dự án bị “đ̣i lại”, tiền đă trót xài, chưa biết hăng này lấy đâu trả nên việc duyệt giá lại cho đơn vị sản xuất mới đang gặp không ít khó khăn.
Có ǵ làm nấy!
Băn khoăn với bài toán kinh phí nhưng các đạo diễn đang “ẵm” những dự án phim chiến tranh này đều bày tỏ quyết tâm “sẽ làm nên chuyện” theo kiểu “tiền nào của nấy”. Trong khi đó, dư luận lại lo ngại về hiệu quả của những tác phẩm làm “lấy được” này. Bởi thực tế đă có rất nhiều phim chiến tranh sản xuất hướng tới ngày kỷ niệm nào đó nhưng chất lượng luôn là vấn đề khiến người xem bức xúc. Từ những phim được đầu tư vài tỉ đến phim đầu tư cả chục tỉ đồng, rất hiếm phim để lại ấn tượng cho người xem. Nói cách khác là “cất kho” chỉ sau vài ngày công chiếu phục vụ lễ lạt.
Bộ phim đề tài chiến tranh mới nhất – Trung úy - được xem là “thừa sex” nhưng thiếu ngôn ngữ điện ảnh - đă từ chối tham gia Giải Cánh diều 2010 để giữ độ “nóng” cho ngày ra rạp, dự kiến vào mùa hè này, cũng không hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả về doanh thu. V́ vậy, có ư kiến nên xem xét lại việc đầu tư làm phim chiến tranh theo lối “có ǵ làm nấy”, “giá nào cũng làm”, tiền ít th́ “liệu cơm gắp mắm” cho đủ... như hiện nay.
Đă có những ư kiến cho rằng thay v́ dàn trải, Nhà nước nên tập trung đầu tư cho một phim thật xứng đáng, mời đạo diễn giỏi và ê kíp làm phim có nghề, dày dạn kinh nghiệm và có tư duy mới. Như vậy mới hy vọng phim chiến tranh của Việt Nam có chất lượng và thu hút khán giả.
Hải Phương
NLD