"Đă có sự thực thế này. V́ công việc, tôi được đi sang Trung Quốc, một nước láng giềng với ta mà về đạo diễn Việt Nam, họ chỉ biết mỗi cái tên Trần Anh Hùng". Tâm sự của đạo diễn Khải Hưng cho thấy một thực tế "khép kín" của điện ảnh nước nhà. Và có một thực tế khác, những đạo diễn gốc Việt như Trần Anh Hùng, Nguyễn Vơ Nghiêm Minh, Hồ Quang Minh, Việt Linh, Charlie Nguyễn, Cường Ngô đang thổi một luồng gió mới vào màn ảnh Việt với những góc nh́n, những cách làm, những tư duy không theo nếp cũ…
Một Việt Nam khác
Rải rác đây đó trong các sự kiện điện ảnh quốc tế, cái tên Việt Nam được xướng lên một cách mờ nhạt nhờ nỗ lực của một số nhà làm phim trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Trần Anh Hùng (người Mỹ gốc Việt) không phải là đạo diễn Việt Nam đầu tiên được giới điện ảnh nước ngoài chú ư nhưng là người có công lớn trong việc đưa những h́nh ảnh Việt, con người Việt, cuộc sống Việt vinh danh tại diễn đàn điện ảnh thế giới. Những khuôn h́nh đẹp như tranh vẽ trong Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng đă chuyển tải tới thế giới một Việt Nam khác: trong sáng, lăng mạn, nên thơ và đẹp đến nao ḷng.
Đạo diễn Trần Anh Hùng
Sau Trần Anh Hùng, Tony Bùi cũng khắc họa "bức tranh" Ba mùa đầy màu sắc khiến bộ phim khá nổi bật tại LHP Sundance năm 1999. Mùa len trâu của Nguyễn Vơ Nghiêm Minh thôi miên khán giả bằng những h́nh ảnh trữ t́nh của một miền sông nước mênh mang trong khi Hồ Quang Minh chinh phục người xem bằng không gian bảng lảng khói sương của đồng bằng Bắc Bộ trong Thời xa vắng…
Không phải ngẫu nhiên mà những "hồn Việt" như tiếng đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị hay áo dài, yếm thắm lại được chăm chút trong các phim của đạo diễn Việt kiều. Cũng những cuộc sống dân dă đậm chất vùng miền, cũng những câu chuyện cá nhân lồng trong những biến cố lịch sử nhưng họ biết cách xây dựng không gian nghệ thuật, âm nhạc đúng điểm rơi tạo được rung cảm thẩm mỹ, những góc quay cũng tham gia kể chuyện, góp phần thể hiện tâm lư nhân vật…
Vắng khách hay ăn khách?
Có thể thấy chuyên nghiệp là yếu tố nổi bật trong quá tŕnh làm phim của đạo diễn Việt kiều. Lợi thế của họ là được đào tạo bài bản, sử dụng các công nghệ làm phim hiện đại nên việc tuyển chọn diễn viên, xử lư hậu kỳ thường được làm khá tốt, nhất là khâu kịch bản, khúc chiết và bố cục rơ ràng. Với lại, do sống ở nước ngoài nên họ cũng thông tỏ nhu cầu của công chúng nước ngoài và biết thể hiện sao cho thế giới hiểu được.
Tuy nhiên, có một thời những bộ phim của đạo diễn Việt kiều mang hơi hướng "hoài cổ" với tiếu tấu chậm gây được ấn tượng với khán giả "ngoại" nhưng "ê sắc" ở các rạp chiếu "nội". Người xem đến rạp thường chỉ v́ ṭ ṃ muốn biết v́ sao phim lại đoạt giải này giải nọ ở nước ngoài và tâm trạng sau khi hết phim thường là… khó hiểu và ngạc nhiên (tại sao lại đoạt giải?).
ĐD Nguyễn Vơ Nghiêm Minh - Tony Bùi - Charlie Nguyễn Giờ đă khác. Năm 2010 chứng kiến cuộc đổ bộ của phim Việt ở các rạp chiếu phim và nhiều "bom tấn" đa dạng thể loại mang tên đạo diễn Việt kiều. Khi yêu đừng quay đầu lại mang màu sắc kinh dị của Nguyễn Vơ Nghiêm Minh được xem là phim lạ nhất mùa phim Tết 2010. Charlie Nguyễn tŕnh làng một Để Mai tính lăng mạn, hài hước đúng theo "phom" phim hài t́nh cảm Hollywood. Tuy Victor Vũ vướng scandal "đạo" phim, nhưng không thể phủ nhận Giao lộ định mệnh được thực hiện trau chuốt và tỉ mỉ. Việc Ngọc Viễn Đông của Cường Ngô và Em hiền như ma sơ của Hoàng Thiên Trụ tung hoành khắp các rạp chiếu phim cũng được xem là điểm nhấn của mùa phim cuối năm.
Vừa khó vừa khổ
Không phải tất cả phim của đạo diễn Việt kiều đều thành công song không thể phủ nhận những hiệu ứng tích cực mà họ mang lại cho màn ảnh Việt Nam. Các giải thưởng điện ảnh trong nước gần đây đă khá thông thoáng khi không phân biệt phim của đạo diễn Việt kiều hay trong nước…
Tuy nhiên, Việt kiều về nước làm phim c̣n gặp không ít lực cản. Nhất là việc thấp thỏm chờ đợi xin giấy phép, hầu hết nếu không thông qua các đơn vị làm dịch vụ trong nước mà tự liên hệ th́ cũng phải qua "c̣". Chỉ quay một phim ngắn nhưng phí xin giấy phép lên tới 3.000 USD! "Nếu không thiết tha với điện ảnh nước nhà hay với quê hương và không... kiên tŕ th́ chúng tôi đă bỏ cuộc từ lâu", một nhà làm phim Việt kiều thú thật.
Áp lực về tài chính và cộng sự cũng không nhỏ. Các đạo diễn Việt kiều thường xin kinh phí làm phim nên không "xông xênh" như phim 100% vốn nước ngoài. "
Không ít anh em nghệ sĩ quan niệm thù lao đóng phim của Việt kiều phải cao hơn phim trong nước", đạo diễn Hồ Quang Minh cho biết. Có phim gần xong, diễn viên cứ làm ḿnh làm mẩy. Sau nửa chặng đường quay
Thời xa vắng, vị đạo diễn quốc tịch Thụy Sĩ này chẳng c̣n trợ lư và phó đạo diễn nào. Cảnh diễn viên không hợp tác cũng diễn ra với đạo diễn Việt Linh thuở ra Bắc làm
Mê Thảo - Thời vang bóng…
Không có ǵ quảng bá h́nh ảnh đất nước tốt hơn phim ảnh, và những đạo diễn Việt kiều, với sự hội tụ về công nghệ, sáng tạo và khả năng hội nhập về kỹ năng đang khẳng định điều đó.
Theo TG&VN